Đặc sắc nghệ thuật điêu khắc gỗ của người Cơ-tu

Nhà làng (còn gọi là Gươl) là công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa, tài năng của các nghệ nhân điêu khắc gỗ dân gian người Cơ-tu. 

 

Dac sac nghe thuat dieu khac go cua nguoi Co-tu hinh anh 1
Nhà Gươl ở thôn Pơ Ning, xã Lăng, huyện Tây Giang với nhiều tác phẩm điêu khắc. Ảnh: Trần Tấn Vịnh

Với nhà Gươl, ở đâu có chi tiết kiến trúc là ở đó có tác phẩm mỹ thuật. Trên mái nhà, phía hai đầu hồi thường có những bức tượng đơn giản như gà trống, chim triêng hay tổ hợp gắn kết nhiều tượng với nhau như tượng người, tượng đầu trâu, tượng đôi chim triêng đang giao phối được bố trí đối xứng nhau gần như tuyệt đối...

 

Dac sac nghe thuat dieu khac go cua nguoi Co-tu hinh anh 2Trang trí trên cây cột lễ.  Ảnh: Trần Tấn Vịnh
 
Dac sac nghe thuat dieu khac go cua nguoi Co-tu hinh anh 3Phù điêu Lấy rượu tà đinh. Ảnh: Trần Tấn Vịnh
Dac sac nghe thuat dieu khac go cua nguoi Co-tu hinh anh 4Hình chim triêng và đầu trâu. Ảnh: Trần Tấn Vịnh

Gần đây, nhiều nghệ nhân Cơ-tu đã chuyển sang điêu khắc phù điêu rời, không gắn với công trình kiến trúc truyền thống. Thông qua các cuộc thi điêu khắc, họ đã thể hiện tài năng sáng tác với nhiều chủ đề khác nhau như: cảnh đi săn, giã gạo, uống rượu cần, vũ điệu Tung tung - dá dá, nghi lễ đâm trâu... hay những đề tài mới như bộ đội và dân quân, chống giặc đi càn, đánh giặc giữ làng... Nghệ thuật điêu khắc đã tạo nên một nét văn hóa đặc sắc trong di sản văn hóa của người Cơ-tu.

Dac sac nghe thuat dieu khac go cua nguoi Co-tu hinh anh 5
Phù điêu Bộ đội và dân quân.  Ảnh: Trần Tấn Vịnh

Trần Tấn Vịnh

Tin liên quan

Vũ điệu dâng trời của người Cơ Tu

Vũ điệu “Tung tung da dá” (Vũ điệu dâng trời) bao đời nay gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của người Cơ-tu. Không một người Cơ-tu nào dù ở Quảng Nam, Đà Nẵng hay Thừa Thiên - Huế xa lạ với điệu múa này.


Nói Lý – Hát Lý của người Cơ Tu

Nói lý - hát lý là loại hình nghệ thuật ứng khẩu, truyền khẩu rất độc đáo của người Cơ-tu. Đây được xem là nghệ thuật so tài giữa những người cao tuổi của các làng, giữa chủ nhà với khách, thậm chí được dùng trong giải quyết mâu thuẫn nội bộ cộng đồng.


Triển lãm và giới thiệu nghề đan lát của người Cơ Tu

Trong ngày 1 - 2/8, tại Hà Nội, họa sỹ Lê Thiết Cương, nhóm họa sỹ Gallery 39 phối hợp với Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VietCraft), Tạp chí Tia Sáng và các tổ chức yêu văn hóa, nghề thủ công của đồng bào các dân tộc Việt Nam tổ chức "Triển lãm và giới thiệu nghề đan lát Cơ Tu".


Người Cơ Tu gìn giữ sắc màu thổ cẩm

Mỗi tối, khi núi rừng dần tĩnh lặng, những tiếng lách cách lại vang lên trong các gia đình người Cơ Tu ở thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng). Đó là tiếng dệt vải của các chị em trong Tổ dệt thổ cẩm xã Hòa Bắc, những người tiên phong gìn giữ nghề dệt vải thổ cẩm của cha ông sau thời gian dài bị mai một.


Độc đáo mặt nạ gỗ

Các dân tộc vùng Tây Nguyên - Trường Sơn và vùng Tây Bắc đến nay vẫn còn bảo lưu kho tàng nghệ thuật tạo hình hết sức đồ sộ, trong đó nổi bật nhất là các tác phẩm điêu khắc gỗ.


Dân tộc Cơ Tu

Người Cơ Tu cư trú lâu đời ở miền núi tây bắc tỉnh Quảng Nam, tây nam tỉnh Thừa Thiên Huế, liền khoảnh với địa bàn phân bố tộc Cơ Tu bên Lào. Họ thuộc số cư dân cư trú lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên.


Nghi thức dựng cây nêu của đồng bào Cơ Tu

Ngày 6/10/2019, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Cơ Tu đến từ huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức nghi thức dựng cây nêu truyền thống của dân tộc mình.


Người Cơtu với nghề rèn truyền thống

Trong đời sống đồng bào Cơtu vùng núi Quảng Nam, nghề rèn chiếm một vị trí quan trọng. Bàn tay những người thợ rèn Cơtu tạo ra với nhiều sản phẩm có chất lượng phục vụ lao động, sản xuất và săn bắn.


Giữ văn hóa moong truyền thống ở Quảng Nam

Những ngôi moong (nhà sinh hoạt truyền thống gia đình) của người Cơ Tu ở các xã Cà Dy, Ta Bhing, Tà Pơơ (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) dựng lên trước sân nhà dọc theo tuyến đường đi biên giới, vừa tạo nơi dừng chân lý tưởng cho du khách, vừa giúp khôi phục nét truyền thống lâu đời của đồng bào vùng cao.


Tượng giữ làng của người Cơ Tu

Ngoài các phong tục, tập quán và các lễ hội gắn liền với tinh thần đoàn kết dân tộc, làng bản thì tộc người Cơ Tu sinh sống dọc dãy Trường Sơn hùng vĩ còn có phong tục làm tượng giữ làng mang đặc trưng rất riêng về bảo vệ làng và môi trường sống của cộng đồng làng.


Từ vũ điệu dâng trời đến văn hoá truyền thống của người Cơ Tu

Vũ điệu Tân tung Da dă (Vũ điệu dâng trời) được thể hiện trong lễ hội mừng mùa, mừng nhà mới, săn được thú lớn hay các lễ hội của cộng đồng. Đây là điệu múa thiêng với động tác cơ bản là đôi tay của người phụ nữ xoè lên trời cầu xin và đón nhận sinh khí và hạt lúa của thần linh.


Bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Cơ tu

Hiện trên địa bàn Đà Nẵng, cộng đồng người Cơ tu sinh sống chủ yếu tại các thôn Tà Lang, Giàn Bí (xã Hòa Bắc, Hòa Vang) và thôn Phú Túc (xã Hòa Phú, Hòa Vang). Cộng đồng người Cơ tu ở Hòa Bắc hiện có hơn 240 hộ với hơn 740 nhân khẩu. Đồng bào Cơ tu tại thôn Phú Túc, xã Hòa Phú có khoảng 130 hộ với hơn 500 khẩu sinh sống. Đây là khu vực đồi núi, nằm ở phía Tây thành phố Đà Nẵng, tiếp giáp với các huyện Đông Giang và Tây Giang của tỉnh Quảng Nam, giao thông gặp nhiều khó khăn.


Nhịp trống Cơ-tu

Cũng như các dân tộc khác, người Cơ-tu sử dụng trống khá phổ biến trong các hoạt động cộng đồng.


Âm vang tiếng đàn tâm bét alui của người Cơ Tu

Cây đàn tâm bét alui - một nhạc cụ độc đáo của đồng bào Cơ Tu ở vùng núi Quảng Nam, thường được sử dụng vào dịp tết, lễ hội truyền thống của làng hay trong những đêm tâm tình của các đôi trai gái.


Cây mây trong đời sống của người Cơ Tu

Cũng như các dân tộc thiểu số khác sinh sống lâu đời ở khu vực núi rừng Tây Bắc, Tây Nguyên… cây mây chiếm một vị thế quan trọng trong sinh hoạt, đời sống, ẩm thực, văn hóa… của người Cơ Tu sinh sống trên dãy Trường Sơn.


Lễ Moot Đoong của đồng bào Cơ Tu

Lễ hội được tổ chức nhằm tạ ơn các vị Yang, và anh em, bạn bè, buôn làng đã góp công sức, của cải của mình để giúp đỡ gia chủ dựng xong ngôi nhà mới khang trang đẹp đẽ, đồng thời cầu mong các vị Yang che chở cho ngôi nhà được bền lâu, gia đình mạnh khỏe, con cháu sinh ra được trưởng thành, làm ăn gặp nhiều may mắn, mùa màng bội thu…


Độc đáo "văn hóa kiêng cử, giữ rừng" của người Cơ tu ở Tây Giang

Người Cơ tu sống ở huyện biên giới Tây Giang, Quảng Nam có một kho tàng văn hoá truyền thống đa dạng và phong phú mang đậm tính nhân văn rất cao. Ngoài các phong tục cúng lễ, cầu an, cầu mùa màng bội thu, các lễ hội gắn liền với tinh thần đoàn kết dân tộc, làng bản. Đồng bào Cơ tu nơi đây còn có phong tục độc đáo, mang đặc trưng rất riêng về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống của cộng đồng làng, trong đó có “Văn hoá kiêng cử, giữ rừng”.


Kỳ lạ phong tục "ngủ duông" của đồng bào Cơ tu

Một hoặc nhiều đôi trai gái cùng lúc ngủ giao lưu, họ không giới hạn về thời gian mà chỉ cần kết quả tìm hiểu nhau có thành vợ thành chồng hay không mà thôi. Nét đặc biệt trong phong tục này là họ chỉ tâm tình dưới đêm trăng chứ không bao giờ có những chuyện đi quá giới hạn trên thân xác.


Độc đáo ẩm thực ngày Tết của đồng bào Cơ Tu Quảng Nam

Cơm lam, bánh sừng trâu, thịt gác bếp, za zá… là những món đặc sản không thể thiếu trong mâm cổ ngày Tết của đồng bào dân tộc Cơ Tu ở các huyện miền núi Quảng Nam. Đây đều là món gửi gắm ước vọng ấm no trong những ngày đầu năm mới của đồng bào.


Người Cơ tu

Người Cơ Tu cư trú lâu đời ở miền núi tây bắc tỉnh Quảng Nam, tây nam tỉnh Thừa Thiên Huế, liền khoảnh với địa bàn phân bố tộc Cơ Tu bên Lào. Họ thuộc số cư dân cư trú lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên.



Đề xuất