Đa sắc Lễ hội hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2017 tại Gia Lai

Đa sắc Lễ hội hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2017 tại Gia Lai
Phụ nữ Ja Rai trình diễn dệt thổ cẩm tại Lễ hội hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2017. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN
Phụ nữ Ja Rai trình diễn dệt thổ cẩm tại Lễ hội hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2017. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Tham gia Lễ hội, du khách được hòa mình, tìm hiểu các nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Gia Lai như đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm... hay nghệ thuật cồng chiêng - một loại hình nghệ thuật độc đáo của người bản địa. Ngoài ra, tại Lễ hội còn có nội dung thi đấu các môn thể thao như đẩy gậy, bắn nỏ, kéo co, cà kheo... Hầu hết du khách đến tham gia Lễ hội đều háo hức chinh phục đỉnh núi Chư Đang Ya để có thể phóng tầm mắt bao quát vùng núi hoang sơ trải đầy hoa Dã quỳ.

Thi đấu kéo co tại Lễ hội hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2017. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN
Thi đấu kéo co tại Lễ hội hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2017.
Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Chị Mỹ Lệ đến từ huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) cho biết: Tôi nghe nói đến núi lửa Chư Đang Ya đã lâu nhưng đây là lần đầu có dịp tham quan ngọn núi này. Tham gia Lễ hội, tôi được sống trong môi trường sinh hoạt đa sắc màu của bà con địa phương. Điều đó đã gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với tôi cũng như khách du lịch về việc bảo tồn, phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số tại Gia Lai.

Quầy hàng bán trang phục truyền thống của dân tộc JaRai, Ba Na tại Lễ hội hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2017. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN
Quầy hàng bán trang phục truyền thống của dân tộc JaRai, Ba Na tại Lễ hội hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2017. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Điểm nhấn trong ngày thứ hai của Lễ hội là hoạt động phục dựng Lễ cúng bến nước tại giọt nước làng Ia Gri, ngay chân núi Chư Đang Ya. Đối với người Ja Rai, khi chọn đất lập làng thì điều đầu tiên là phải tìm nguồn nước để đảm bảo cuộc sống cho dân làng. Nước là điều kiện đầu tiên để chọn đất lập làng vì thế hàng năm, khi có cơn mưa đầu mùa đổ về, già làng huy động dân làng tổ chức cúng bến nước. Đây cũng là dịp để bà con cùng làm sạch bến nước, sửa sang lại đường xuống lấy nước cho thuận tiện.

Phục dựng Lễ cúng máng nước của dân tộc Ja Rai tại Lễ hội hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2017. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN
Phục dựng Lễ cúng máng nước của dân tộc Ja Rai tại Lễ hội hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2017. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Đến quá trưa, lượng khách kéo về các gian hàng để thưởng thức ẩm thực địa phương ngày một đông. Các món ăn được nhiều du khách lựa chọn là cơm lam, gà nướng, lá mì xào cà đắng... Đến tối, những du khách có nhu cầu ở lại sẽ được tận hưởng cảm giác se lạnh của Tây Nguyên trong những căn chòi dựng ngay trong khuôn viên Lễ hội.

Nghệ nhân trình diễn tạc tượng tại Lễ hội hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2017. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN
Nghệ nhân trình diễn tạc tượng tại Lễ hội hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2017. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Ông Nguyễn Hữu Quới - Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Chư Pah cho biết: Tại Lễ hội hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2017, Ban tổ chức chú trọng công tác phục dựng lại các nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn để quảng bá hình ảnh, con người Gia Lai đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Qua đó, góp phần bảo tồn, phát huy nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Ba Na, Ja Rai.
Hồng Điệp

Có thể bạn quan tâm