COVID-19 để lại di chứng ở nhiều bộ phận cơ thể người

Trái với suy nghĩ thông thường, di chứng hậu COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến phổi hoặc các cơ quan hô hấp khác mà còn được ghi nhận ở đa số các bộ phận trong cơ thể con người như não bộ, tim, thận và thậm chí là cả tóc. Đây là kết luận trong nghiên cứu của nhóm tác giả Hàn Quốc về di chứng hậu COVID-19 được công bố ngày 21/4.

COVID-19 de lai di chung o nhieu bo phan co the nguoi hinh anh 1Những di chứng hậu COVID-19. Ảnh: benhviendakhoatinhphutho.vn

Nhóm nghiên cứu, do Giáo sư nghiên cứu về bệnh thận tại Bệnh viện NHIS Ilsan - ông Jang Tae-ik dẫn đầu, tiến hành so sánh và phân tích 3 nhóm với mỗi nhóm gồm 43.967 người, gồm nhóm người nhiễm virus SARS-CoV-2, nhóm mắc cúm và nhóm không mắc bệnh. Nhóm bệnh nhân COVID-19 bao gồm những người trưởng thành trên 20 tuổi mắc bệnh trong năm 2020 (không bao gồm những người đã tử vong).

Nghiên cứu phát hiện 61 hội chứng hậu COVID-19 ba tháng sau thời điểm mắc bệnh. So với nhóm không mắc bệnh, nhóm mắc COVID-19 có nguy cơ gặp phải rối loạn khứu giác cao hơn 7,9 lần. Tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 gặp phải các hội chứng khác cũng cao hơn đáng kể như giãn phế quản (3,6 lần), viêm phổi (3,6 lần), nhược cơ nghiêm trọng (3,5 lần), rụng tóc (3,4 lần) so với những người không mắc.

Theo nghiên cứu, đa số những hội chứng không mong muốn này xảy ra trong 3 tháng sau khi mắc bệnh. Đáng chú ý, kết quả nghiên cứu cho thấy gần 40% số bệnh nhân COVID-19 đã đến viện để khám bệnh mới phát sinh trong 3 tháng sau khi mắc COVID-19. Giáo sư Jang Tae-ik khuyến cáo những người có triệu chứng mắc bệnh mới trong 3 tháng sau khi mắc COVID-19 cần được kiểm tra xem liệu đó có phải là di chứng hậu COVID-19 hay không.

Nhóm tác giả cho biết cần nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này bởi các mô hình nghiên cứu hậu COVID-19 có thể khác nhau tùy theo biến thể của virus SARS-CoV-2. Nghiên cứu được tiến hành vào năm 2020 trước khi biến thể Delta hoặc Omicron trở nên phổ biến tại Hàn Quốc. Hiện biến thể phụ BA.2 của Omicron là biến thể phổ biến tại nước này.


Nguyễn Hằng

Tin liên quan

Khuyến cáo người dân theo dõi sức khỏe của trẻ em sau khi mắc COVID-19

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Thái Bình ghi nhận trên 198.000 ca mắc COVID-19, trong đó số trẻ em chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19 mắc bệnh có xu hướng gia tăng. Đa số trẻ mắc có triệu chứng nhẹ, nhanh khỏi nhưng sau đó nhiều trẻ chịu ảnh hưởng nặng nề, nếu không được xác định, chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm với trẻ nhỏ.


Cách tự chữa trị cảm giác cô đơn hậu COVID-19

Cô đơn là cảm thấy một mình dù các tiếp xúc xã hội nhiều như thế nào. Cảm giác này có thể tác động đến tất cả chúng ta - già, trẻ, lớn, bé - và vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời. Thời điểm đại dịch COVID-19 mới bùng phát, vào tháng 4/2020, 53% người Mỹ cho biết họ cảm thấy cô đơn hoặc bị cô lập về mặt xã hội, tăng so với trước một năm. Năm 2022, các cuộc thăm dò gần đây tại New York cho thấy có tới 67% người Mỹ được hỏi cho biết họ cảm thấy cô lập về mặt xã hội hơn.



Đề xuất