Cô giáo Nông Thị Việt Nhung vượt nghịch cảnh, tận tâm với sự nghiệp “trồng người”

Thân hình nhỏ bé, lại chỉ còn một chân, song với quan điểm sống tích cực và nghị lực kiên cường, cô giáo người Tày Nông Thị Việt Nhung (chủ nhiệm lớp 4C, Trường Tiểu học Trần Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) đã mạnh mẽ vượt lên nghịch cảnh, không ngừng nỗ lực, phấn đấu để trở thành một nhà giáo tận tâm với sự nghiệp "trồng người”.

Co giao Nong Thi Viet Nhung vuot nghich canh, tan tam voi su nghiep “trong nguoi” hinh anh 1Những giờ giảng bài của cô Nhung luôn cuốn hút học sinh bởi cách truyền đạt dễ hiểu. Ảnh: Việt Dũng - TTXVN

Những con số Toán học khô khan nhưng thông qua phương pháp ứng dụng khéo léo các thiết bị phòng học thông minh của cô Nhung đã biến thành giờ học tích cực, lôi cuốn. Cô say sưa giảng bài, trò hào hứng với tiết học. Nhìn vẻ bề ngoài với năng lượng tràn đầy sự tích cực nhưng không phải ai cũng biết cô Nhung đã từng trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn khi phải cắt bỏ đến một phần ba đùi do bị bệnh thoát bao hạch dịch ở ổ khớp chân. Một bên chân giả đã đồng hành cùng cô hơn 20 năm nay.

Nhớ về những ngày đầu khi biết tin mình mất một chân, cô Nhung chia sẻ, khi bác sĩ thông báo mình phải tháo chân, cô vô cùng hụt hẫng vì lúc ấy còn rất trẻ. Nằm trong viện điều trị, nhìn nhiều bệnh nhân còn chịu thiệt thòi hơn mình, cô tự nhủ phải vượt qua số phận.

Co giao Nong Thi Viet Nhung vuot nghich canh, tan tam voi su nghiep “trong nguoi” hinh anh 2Cô giáo Nông Thị Việt Nhung trao đổi với học trò ngoài giờ học trên lớp. Ảnh: Việt Dũng - TTXVN

Trở về với cuộc sống thường nhật, sự quan tâm, động viên của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp chính là động lực để cô Nhung phấn đấu trở thành một nhà giáo. Không tránh khỏi những cơn đau mỗi khi trái gió trở trời, nhưng với tâm lý sẵn sàng đón nhận, vượt qua và bằng tình yêu nghề, cô Nhung luôn mong muốn được đồng hành cùng các học trò để khơi dậy niềm đam mê học tập, khuyến khích các em thực hiện ước mơ.

Giảng dạy môn Toán, cô Nhung đã tích cực tìm đọc thêm tài liệu, nghiên cứu, vận dụng phương pháp giảng dạy mới, cách truyền đạt dễ hiểu nhằm tăng tính lôi cuốn, hiệu quả mỗi bài giảng trên lớp. Cô không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình chuyển đổi số và tích cực phát huy tính sáng tạo qua những bài giảng sinh động. Bởi cô tin rằng, sự đầu tư công phu trong bài giảng cùng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo sẽ mang đến cho học sinh của mình nhiều tiết học thú vị, bổ ích, từ đó các em có thêm nhiều hứng thú với học tập.

Em Nguyễn Hải Phong, học sinh lớp 4C Trường Tiểu học Trần Phú cho biết, em rất hào hứng với mỗi giờ lên lớp của cô Nhung. Cô giáo luôn tận tình chỉ bảo, nhẹ nhàng từng chút một để các em có thể học Toán một cách dễ nhất.

Bằng nghiên cứu, đúc rút trong quá trình giảng dạy, cô Nhung đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng thực tế, đạt hiệu quả cao, tiêu biểu như "Rèn kỹ năng giải toán 5”, "Rèn đọc cho học sinh lớp 4 theo hướng phát triển năng lực”… Trong nhiều năm học liên tiếp, cô được cử bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường, đạt được nhiều thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Trong vai trò Tổ trưởng Tổ chuyên môn, cô Nhung luôn dẫn dắt tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học, giải quyết những vấn đề khó trong soạn giáo án và giảng dạy trên lớp.

Co giao Nong Thi Viet Nhung vuot nghich canh, tan tam voi su nghiep “trong nguoi” hinh anh 3Cô giáo Nông Thị Việt Nhung luôn mong muốn được đồng hành, khơi dậy niềm đam mê học tập cùng các học trò. Ảnh: Việt Dũng - TTXVN

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Thanh, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết, Ban Giám hiệu luôn động viên, quan tâm, chia sẻ với những khó khăn của cô Nhung. Cô Nhung đã có sự vươn lên mạnh mẽ để luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn. Khi nhà trường trang bị những thiết bị dạy học hiện đại và thực hiện chuyển đổi số, cô Nhung luôn đi đầu trong học hỏi, tìm tòi các phương pháp giảng dạy mới để mang lại cho học sinh của mình những tiết học lý thú.

Ghi nhận những nỗ lực vượt qua nghịch cảnh, năm 2017, cô giáo Nông Thị Việt Nhung vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú ở tuổi 42. Cô là một trong những Nhà giáo Ưu tú trẻ nhất của tỉnh Yên Bái thời điểm đó. Năm 2019, cô được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, nhiều năm liên tục được công nhận Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, Chiến sĩ thi đua cơ sở, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Cô vinh dự là đại biểu tiêu biểu của tỉnh tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X năm 2020.

Việt Dũng

Tin liên quan

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Cô giáo trẻ dành cả tuổi thanh xuân tận tụy với nghề “đưa đò”

Mười ba năm gắn bó với mảnh đất địa đầu Tổ quốc Hà Giang là mười ba năm cô giáo Đặng Thị Bích Huệ vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, dành cả tuổi thanh xuân, dồn bao tâm huyết để cống hiến cho nền giáo dục nghề nghiệp, thực hiện sứ mệnh cao cả “đưa đò” giúp nhiều lứa học sinh của Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ Hà Giang tới bến bờ tri thức.


Cô giáo Hoàng Thị Thưu, người mẹ thứ hai của học sinh dân tộc Chứt

Nhiều năm liền là giáo viên phụ trách các lớp ghép của học sinh dân tộc Chứt tại trường Tiểu học Hương Liên (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), cô giáo Hoàng Thị Thưu, được coi là người mẹ thứ hai của học trò. Bằng sự nhiệt tình, tâm huyết, tình yêu thương của mình, cô Thưu đã dẫn dắt nhiều lứa học sinh dân tộc Chứt đọc thông, viết thạo, tính toán giỏi.


Mã Trà Quyên - Cô giáo người Nùng "gieo chữ" ở miền Đông đất đỏ

Về xã vùng xa Tân Phước của huyện Phú Riềng (Bình Phước), nhiều thế hệ học sinh từng học ở đây vẫn còn nhớ như in người “lái đò” tận tụy - cô giáo Mã Trà Quyên (42 tuổi), Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Trần Phú. Hơn 13 năm công tác ở vùng đất đỏ miền Đông, cô giáo người dân tộc Nùng đã để lại hình ảnh người giáo viên yêu nghề, mến trò trong lòng nhiều lớp học sinh cũng như người dân địa phương nơi đây.


Cô giáo Hồ Thị Thùy Vân gần 20 năm bám làng dạy học ở vùng cao Tu Mơ Rông

Tu Mơ Rông là một huyện nghèo của tỉnh Kon Tum, với điều kiện vật chất còn nhiều thiếu thốn. Tuy nhiên, những thầy, cô giáo nơi đây vẫn ngày đêm nỗ lực, tạo mọi điều kiện tốt nhất để học sinh được đến trường, nâng cao tri thức và hướng tới thoát nghèo. Ở Tu Mơ Rông, cô giáo Hồ Thị Thùy Vân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Đăk Hà đã có ý tưởng góp tiền, nấu cơm cho học sinh, đã tiếp thêm động lực để các em yên tâm đến trường, rèn luyện con chữ.


Cô giáo Mường với tiết học tiếng Anh xuyên biên giới

Mơ ước giúp các học sinh dân tộc thiểu số ở miền núi mở rộng hiểu biết về thế giới, cô giáo Hà Ánh Phượng, người dân tộc Mường, giáo viên Trường Trung học phổ thông Hương Cần, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã xây dựng mô hình lớp học xuyên biên giới.


Cô giáo người Mông Giàng Thị Chá cõng con nhỏ, vượt núi đá đến với trẻ mầm non

Là một trong những giáo viên được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen trong chương trình tôn vinh những tấm gương điển hình tiên tiến cấp học mầm non, câu chuyện về cô Giàng Thị Chá, cõng theo con nhỏ, vượt núi đá để đến điểm trường đã gây xúc động mạnh bởi sự hy sinh, nỗ lực vượt khó của những giáo viên “cắm bản”. Với cô giáo Giàng Thị Chá, nụ cười trong trẻo của những đứa trẻ người Mông là động lực giúp cô bỏ lại những giọt mồ hôi và nước mắt phía sau, bước tiếp con đường mòn lên núi.


Cô giáo người Dao tận tâm với nghề

Cô giáo Bàn Thị Chẩy, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Hợp Giang (Thành phố Cao Bằng) luôn được đồng nghiệp tôn trọng, học sinh yêu quý bởi phong cách sống giản dị, tâm huyết với nghề, nhiều năm liền có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp "trồng người".


Tận tâm với sự nghiệp “trồng người” nơi đảo xa

- Ai sinh ra em? - Mẹ sinh ra em. Vậy là âm “e” bắt đầu đến với cô bé Nguyễn Thị Ánh từ những câu hỏi đơn giản ấy của cô giáo đầu tiên trong đời - cô Nguyễn Thị Minh, sinh năm 1971, Trường Tiểu học thị trấn Cô Tô huyện Cô Tô, Quảng Ninh.



Đề xuất