Chuyện quanh đôi ủng dạ truyền thống của Nga

Chuyện quanh đôi ủng dạ truyền thống của Nga
Tin liên quan:
Trang phục truyền thống của đàn ông Nga
Trang phục truyền thống của phụ nữ Nga
Lịch sử búp bê Matryoshka
Ngôi nhà truyền thống của người Nga
Những gia đình nào có chúng trong nhà được coi là những gia đình giàu có. Chúng được giữ gìn cẩn thận và truyền cho thế hệ sau. Có được món quà là đôi ủng dạ ấm áp được coi là một điềm may mắn với người Nga xưa kia. Những người thợ thủ công làm ủng dạ hiện nay không nhiều, còn kỹ thuật sản xuất lại được giữ bí mật, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chàng trai nào có đôi ủng dạ được coi là một “chú rể đáng mơ ước” đối với các cô gái.

 

Ngay cả những người trong hoàng gia cũng không hề coi thường những đôi ủng dạ một chút nào. Vua Petr I đã coi nó như một biện pháp trong việc chữa bệnh nôn nao khó chịu. Vào mùa đông, sau khi tắm ở những lỗ đục ngay trên mặt băng, ông yêu cầu những chiếc khăn và một đôi ủng dạ ấm. Chính vào thời gian này, việc cai quản sản xuất ủng dạ tại Nga đang bđược phổ biến rộng rãi. Ekaterina  Velikaya đã sử dụng một đôi ủng dạ dưới chiếc váy xòe khi chân bà bị đau. Người ta đã tạo ra riêng cho bà một loại lanh mềm đặc biệt từ len dày màu đen. Còn nữ hoàng Nga-Anna Ioanovna đã cho phép các phụ nữ quý tộc đi ủng dạ với những bộ lễ phục.

Ủng dạ đã đóng vai trò rất quan trọng trong thời kỳ chiến tranh tại Nga. Mùa đông, các chiến sĩ chỉ có thể đi ủng dạ. Quân đội Nga đã chiến thắng quân của Napoleon và Hitler nhờ có một số lượng lớn những đôi giày cực kì ấm áp này.

Nhiều nhà chính trị ngay trong thời kỳ hiện đại rất tôn trọng nghề thủ công truyền thống này. Stalin đã được cứu sống nhờ một đôi ủng dạ trong cuộc đi đày ở Sibiri, Nikita Khrushchev cũng đã trải qua quãng thời thơ ấu với đôi ủng dạ. Những người sản xuất ủng dạ truyền thống thường nhận được các đơn đặt hàng cá nhân của nhiều vị lãnh đạo cấp cao. Và tên tuổi, chức vụ của những người đặt hàng luôn được giữ bí mật.

Không có ủng dạ thì không thể chinh phục được những vùng phía bắc, những chuyến thám hiểm đầy nguy cơ tiềm ẩn ở cực Bắc và cực Nam. Hiện nay, đã xuất hiện trong lịch sử những hiện vật đặc biệt là những đôi ủng dạ của những vận động viên tham gia vào Thế vận hội mùa đông ở Salt lake City, hay những đôi ủng dạ trắng của thợ hồ vải vùng Syzran dùng làm quà tặng Stalin sinh nhật lần thứ 70, và những đôi ủng dạ của Georgy Zhukov ở trong thời gian Chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
 
Các đôi ủng dạ tốt nhất là các đôi giày được người thợ thủ công ở làng quê làm ra. Nghề thủ công này hiện tại ở các làng ở Sibiri và miền Trung nước Nga đang được dần khôi phục. Trước đây, hầu như tất cả các vùng đều làm ủng dạ. Công việc này có lãi cao mặc dù độc hại và rất vất vả. Cùng với thời gian, các xưởng thủ công sản xuất đang ngày càng phát triển. Hiện nay ở Nga còn có một vài nhà máy sản xuất ủng dạ. Trong đó có nhà máy Gorizont đã có lịch sử từ năm 1854. Vào năm 2001, chính nhà máy này đã nghĩ ra một trong những bảo tàng độc đáo nhất thế giới– Bảo tàng ủng dạ Nga (Matxcơva).

Trong khoảng 300 năm trở lại đây, nghề thủ công này đã và đang có những thay đổi lớn. Sản xuất những đôi ủng dạ tốt ngày nay cũng như trước kia là một quá trình rất phức tạp. Để sản xuất ra được một đôi ủng dạ không phải size lớn nhất đã cần gần 1kg lông, cũng có nghĩa là phải cắt lông của một con cừu lớn. Như vậy, mỗi khi chúng ta đi một đôi ủng dạ, nghĩa là chúng ta đã mang ở chân lông hai chú cừu non.

Những đôi Ủng dạ bắt đầu được làm bằng lông. Lông được phân loại, giặt và phơi khô. Sau đó một chiếc máy sẽ nghiền nhỏ và biến nó thành bông loại đặc biệt. Loại lông tốt là loại có thể bay đi chỉ với làn gió nhẹ thổi qua.

Lông sau đó được trải ra và kéo thành sợi. Từ đó thì người ta làm ra những đôi ủng dạ. Nhưng để bông này trở thành tấm vải may nên ủng dạ, các sợi lông phải trải qua một quá trình dài, đó là một chiếc máy nén sẽ đập kỹ lông thành tấm dạ. Ở công đoạn tiếp theo, bằng một cái khuôn chuyên dụng, người ta cắt những chiếc ủng dạ theo các kích cỡ cần thiết. Và cũng cần phải đặc biệt chú ý tới việc nối với đế giày. Vì đế giày không chỉ được làm bằng một lớp nỉ, mà còn được lót một lớp lông dày bên trong.

Người ta sẽ bọc những phần đã được làm vào một tấm vải ẩm và sau đó lăn nó thật kỹ: công đoạn này làm lông được nén chặt xuống. Công việc này rất vất vả, đòi hỏi rất nhiều sức lực vì tất cả đều phải được làm bằng tay. Việc lăn được thực hiện dọc theo chiều dài chiếc ủng, khi đó nó sẽ tạo nên độ rộng của chiếc ủng. Và chiếc ủng dạ cuối cùng đã được ra đời.

Hình dáng thông thường của một chiếc ủng chỉ có được nhờ việc lăn nó: khoản 40 – 50 chiếc ủng mới sẽ được bọc kĩ trong một tấm vải không thấm nước rồi đưa qua một chiếc máy cán. Nó được làm như vậy trong 3 lần. Chiếc ủng thành phẩm sẽ không còn một vết nối nào. Sau công đoạn này thì chiếc ủng dạ đã được làm xong, nhưng chỉ có cỡ lớn tức là cao 1m và dài 0,5m. Sau hai lần giặt (lần 1 trong nước lạnh, sau đó là nước nóng) thì một chiếc giày chuẩn size 42 đã hoàn thành.
 

Tổ hợp máy móc làm từ gỗ cây tùng (những loại gỗ khác sẽ không giữ được nhiệt và tốc độ) sẽ giống như người máy, hoàn thành giặt thành phẩm 3 lần. Sau đó khi ủng đã khô, một lần nữa chiếc ủng sẽ được lăn và đập lại lần nữa. Chiếc ủng được để trong hơi nóng để nó mềm ra và để có thể dễ dàng trang trí màu sắc cần thiết. Máy Krokodil sẽ tạo cho chiếc ủng dáng và kích cỡ cần thiết: bằng một chiếc khuôn gỗ, ủng được kéo căng theo chiều ngang. Để chiếc ủng vào khuôn, người ta nắn hình bằng chiếc búa để vuốt phẳng chiếc ủng. Như một viên kim cương quý giá, chiếc ủng được gọt rũa lần cuối.

Công đoạn cuối cùng là phơi khô ủng. Đặt ủng vào một cái lò chuyên dụng từ 12 đến 14 tiếng. Để biết được chiếc ủng đã thật sự khô hay chưa không khó: khuôn sẽ bỏ ra được dễ dàng nếu như ủng đã đạt yêu cầu. Tất cả công đoạn này mất ba ngày rưỡi.

Cho đến nay, Ủng dạ vẫn là loại giày duy nhất được làm từ những chất liệu hoàn toàn tự nhiên mà không gây hại tới môi trường.
Theo motthoangnuocnga.com

Có thể bạn quan tâm