Chuyển đổi cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu

Chuyển đổi cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu
Từ đầu năm 2018 đến nay, nông dân tỉnh Sóc Trăng đã đưa cây màu xuống chân ruộng được gần 1.700 ha. Ảnh: Minh Trí
Từ đầu năm 2018 đến nay, nông dân tỉnh Sóc Trăng đã đưa cây màu xuống chân ruộng được gần 1.700 ha. Ảnh:  Minh Trí

Trong quá trình thực hiện chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi theo chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từ năm 2013 đến nay, nhiều diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả ở các tỉnh ĐBSCL đã được chuyển sang  trồng cây ăn trái như: cây có múi, thanh long, xoài, khóm (dứa)… Riêng năm 2018, các tỉnh ĐBSCL khuyến khích nông dân chuyển đổi khoảng 118.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác thích hợp hơn.

Nông dân huyện ven biển Gò Công Đông (Tiền Giang) phát triển cây thanh long trên vùng đất nhiễm mặn ven biển. Ảnh: Minh Trí
Nông dân huyện ven biển Gò Công Đông (Tiền Giang) phát triển cây thanh long trên vùng đất nhiễm mặn ven biển. Ảnh:  Minh Trí

Theo các chuyên gia nông nghiệp, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần tiếp tục khuyến cáo nông dân giảm trồng lúa, chuyển đổi sang rau màu. Ảnh: Minh Trí
Theo các chuyên gia nông nghiệp, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần tiếp tục khuyến cáo nông dân giảm trồng lúa, chuyển đổi sang rau màu. Ảnh: Minh Trí

Cụ thể, vụ Đông - Xuân 2018 vừa qua, các tỉnh ĐBSCL đã chuyển đổi được hơn 16.000 ha đất lúa sang trồng rau màu và cây ăn quả. Nhiều vùng đất lúa tại huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) và huyện Châu Thành (Long An) đã được chuyển đổi sang trồng thanh long. Tại các huyện Phú Tân, Châu Phú (An Giang), nhiều hộ gia đình chuyển sang trồng các loại cây có múi như: quýt, cam sành, bưởi da xanh... Việc chuyển đổi đất lúa sang trồng cây ăn trái ở ĐBSCL đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt: người trồng khóm (dứa) thu nhập bình quân 90 triệu đồng/ha, cao gấp 4 lần so với sản xuất lúa; người trồng bưởi thu nhập bình quân 660 triệu đồng/ha; cam sành 370 triệu đồng/ha…

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện U Minh Thượng triển khai mô hình trồng dưa leo an toàn, góp phần đa dạng hóa cây trồng, nâng cao thu nhập cho nông dân. Ảnh: Minh Trí
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện U Minh Thượng triển khai mô hình trồng dưa leo an toàn, góp phần đa dạng hóa cây trồng, nâng cao thu nhập cho nông dân. Ảnh:  Minh Trí

Tuy nhiên, theo ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, ĐBSCL muốn chuyển đổi cây trồng thành công hơn nữa thì nông dân phải từ bỏ tư duy mùa vụ, doanh nghiệp bỏ tư duy thương vụ và chính quyền bỏ tư duy nhiệm kỳ, tất cả tập trung vào mục tiêu làm tốt nhiệm vụ trước mắt thì “cỗ xe” chuyển đổi mới vận hành trôi chảy.

Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, ớt là một trong những cây trồng chủ lực trên địa bàn ven biển Gò Công, cho nông dân nguồn thu nhập cao gấp đôi trồng lúa. Ảnh: Minh Trí
Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, ớt là một trong những cây trồng chủ lực trên địa bàn ven biển Gò Công, cho nông dân nguồn thu nhập cao gấp đôi trồng lúa. Ảnh:  Minh Trí

Năm 2018, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long khuyến khích nông dân chuyển đổi hơn 118.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác thích hợp hơn. Ảnh: Minh Trí
Năm 2018, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long khuyến khích nông dân chuyển đổi hơn 118.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác thích hợp hơn. Ảnh:  Minh Trí

Theo các chuyên gia nông nghiệp, các tỉnh ĐBSCL cần tiếp tục khuyến cáo nông dân giảm diện tích trồng lúa, chuyển sang trồng rau màu có giá trị kinh tế cao, đồng thời chủ động quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất rau màu theo mô hình liên kết tiêu thụ và sản xuất áp dụng công nghệ cao; tập trung phát triển nhanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyên về lĩnh vực sản xuất rau màu để liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ; nâng cấp công nghệ trồng trọt và chế biến nhằm tạo ra các sản phẩm khác có giá trị gia tăng từ rau màu.
 
Hồng Nhung -  Minh Trí - Trung Hiếu

Có thể bạn quan tâm