Chuỗi liên kết thúc đẩy nông nghiệp Hà Nội phát triển

Chuỗi liên kết thúc đẩy nông nghiệp Hà Nội phát triển
Bà Vũ Thị Hương, Giám đốc Trung tâm khuyến nông Hà Nội (ngoài cùng, bên trái) cùng các hội viên Hội phụ nữ Thành phố Hà Nội đi thăm và tìm hiểu thực tế mô hình sản xuất chăn nuôi khép kín tại Hợp tác xã Hoàng Long. Lợn nuôi tại Hợp tác xã Hoàng Long luôn đạt tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo an toàn sinh học.
Bà Vũ Thị Hương, Giám đốc Trung tâm khuyến nông Hà Nội
(ngoài cùng, bên trái) cùng các hội viên Hội phụ nữ Thành phố Hà Nội 
đi thăm và tìm hiểu thực tế mô hình sản xuất chăn nuôi khép kín
tại Hợp tác xã Hoàng Long.
Bà Vũ Thị Hương, Giám đốc Trung tâm khuyến nông Hà Nội (ngoài cùng, bên trái) cùng các hội viên Hội phụ nữ Thành phố Hà Nội đi thăm và tìm hiểu thực tế mô hình sản xuất chăn nuôi khép kín tại Hợp tác xã Hoàng Long. Lợn nuôi tại Hợp tác xã Hoàng Long luôn đạt tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo an toàn sinh học.
Lợn nuôi tại Hợp tác xã Hoàng Long luôn đạt tiêu chuẩn VietGAP,
đảm bảo an toàn sinh học.
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung như: Sản xuất lúa chất lượng cao, có giá trị thu nhập tăng thêm từ 25 đến 30% so với sản xuất lúa truyền thống, tập trung ở các huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Đông Anh, Thanh Oai…; Sản xuất rau an toàn, giá trị đạt từ 400 - 500 triệu đồng/ha/năm ở Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Gia Lâm…; trồng cây ăn quả, cây cảnh đạt từ 500 triệu đến 2 tỷ đồng/ha/năm ở Đan Phượng, Hoài Đức, Đông Anh, Mê Linh…; chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản với các sản phẩm thịt bò, lợn, gà, vịt, trứng, cá ở Thanh Oai, Ứng Hòa, Mê Linh, Chương Mỹ…
Bà Dương Thị Thu Huệ, Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao giới thiệu với các hội viên Hội phụ nữ Thành phố Hà Nội về vai trò của chuỗi liên kết trong quy trình sản xuất nấm kim châm theo công nghệ Nhật Bản. Trong chuỗi liên kết sản xuất nấm kim châm tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao, các khâu đều được tự động hóa.
Bà Dương Thị Thu Huệ, Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu
Kinoko Thanh Cao giới thiệu với các hội viên Hội phụ nữ Thành phố Hà Nội
về vai trò của chuỗi liên kết trong quy trình sản xuất nấm kim châm
theo công nghệ Nhật Bản.
Bà Dương Thị Thu Huệ, Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao giới thiệu với các hội viên Hội phụ nữ Thành phố Hà Nội về vai trò của chuỗi liên kết trong quy trình sản xuất nấm kim châm theo công nghệ Nhật Bản. Trong chuỗi liên kết sản xuất nấm kim châm tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao, các khâu đều được tự động hóa.
Trong chuỗi liên kết sản xuất nấm kim châm tại Công ty TNHH
xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao, các khâu đều được tự động hóa.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (Sở NN & PTNT), toàn thành phố hiện đang có 65 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm (27 chuỗi có nguồn gốc động vật, 38 chuỗi nguồn gốc thực vật). Chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật được xây dựng và phát triển theo 2 mô hình là chuỗi khép kín (doanh nghiệp chủ động các khâu từ sản xuất giống, thức ăn chăn nuôi, tổ chức chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm) và chuỗi liên kết (nông dân tại các vùng chăn nuôi lựa chọn, giới thiệu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm từ đó hình thành chuỗi từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm). Đã có nhiều mô hình chuỗi động vật hoạt động hiệu quả như: chuỗi thực phẩm AZ, chuỗi trứng gà Tản Viên, chuỗi thực phẩm Organic Green, chuỗi gà mía Sơn Tây, chuỗi thịt lợn sinh học Quốc Oai... Đến nay, trên 20 chuỗi đã hoàn thiện nhãn hiệu và bộ nhận diện thương hiệu, 9 nhãn hiệu được Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng bảo hộ. Ông Nguyễn Trọng Long - Giám đốc Hợp tác xã Hoàng Long (chuỗi thực phẩm AZ) cho biết: Để thực hiện thành công việc tổ chức chăn nuôi theo chuỗi khép kín cần phải sản xuất giống đồng bộ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chế biến được đa dạng sản phẩm, sản phẩm khi đưa ra thị trường phải được đóng gói và sử dụng tem nhãn đúng quy định, có hợp đồng tiêu thụ với các đơn vị phân phối sản phẩm. Ngoài ra, còn phải có đội ngũ cán bộ làm thị trường một cách bài bản, chuyên nghiệp, sản phẩm đưa ra thị trường đảm bảo cam kết đúng với chất lượng. Hiện nay, Hợp tác xã Hoàng Long có một hệ thống cửa hàng tiện ích trong thành phố Hà Nội bán các loại thịt, giò, chả, nem chua, xúc xích…
Một số sản phẩm nông sản sạch được bán rộng rãi tại hệ thống các cửa hàng nông sản sạch của Hà Nội.
Một số sản phẩm nông sản sạch được bán rộng rãi tại hệ thống các cửa hàng nông sản sạch của Hà Nội.
Một số sản phẩm nông sản sạch được bán rộng rãi tại hệ thống các cửa hàng nông sản sạch của Hà Nội.
Một số sản phẩm nông sản sạch được bán rộng rãi tại hệ thống các cửa hàng nông sản sạch của Hà Nội.
Một số sản phẩm nông sản sạch được bán rộng rãi tại hệ thống các cửa hàng nông sản sạch của Hà Nội.
Một số sản phẩm nông sản sạch được bán rộng rãi
tại hệ thống các cửa hàng nông sản sạch của Hà Nội.
Đối với chuỗi liên kết có nguồn gốc thực vật, ngành nông nghiệp Hà Nội đã triển khai 20 mô hình chuỗi rau an toàn thực phẩm. Số doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm tăng từ 112 doanh nghiệp lên 208 doanh nghiệp, số lượng tiêu thụ qua hợp đồng từ 15 tấn/ngày tăng lên đến 42 tấn/ngày. Đặc biệt, hoạt động sản xuất rau an toàn theo chuỗi đã được kiểm soát, đạt hơn 5.000 ha, trong đó 224 ha rau theo tiêu chuẩn VietGAP và gần 50 ha rau hữu cơ, sản lượng ước đạt 350.000 tấn/năm, chiếm 50% so với tổng sản lượng của thành phố.
Hà Nội tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết sẽ giúp người dân được tiếp cận và sử dụng sản phẩm nông nghiệp an toàn…
Hà Nội tổ chức sản xuất nông nghiệp
theo chuỗi liên kết sẽ giúp người dân được tiếp cận và sử dụng
sản phẩm nông nghiệp an toàn…
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, thời gian tới ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển các chuỗi liên kết có chứng nhận VietGAP, HACCP, GMP...; khuyến khích các đơn vị sản xuất theo hướng hữu cơ và an toàn sinh học; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà khoa học ký kết hợp đồng sản xuất nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Đồng thời, phát triển việc ứng dụng phần mềm hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm, tập trung tại các hợp tác xã, trang trại, siêu thị, chợ đầu mối… Phấn đấu đến năm 2020, 100% chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố ứng dụng mã QR truy xuất nguồn gốc, minh bạch thông tin thực phẩm đến người tiêu dùng, tăng tỷ lệ truy xuất nguồn gốc ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ, chợ bán lẻ đạt từ 30 - 50%./.

Bài và ảnh: Anh Đào, Phan Ngọc Đức

Có thể bạn quan tâm