Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ giới thiệu tác phẩm “Còn có ai người khóc Tố Như”

Sáng 20/9, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ giới thiệu tác phẩm “Còn có ai người khóc Tố Như” của Nhà văn Võ Bá Cường, do Hội Nhà văn Việt Nam và UBND tỉnh Thái Bình phối hợp tổ chức.

Chu tich nuoc Vo Van Thuong du Le gioi thieu tac pham “Con co ai nguoi khoc To Nhu” hinh anh 1Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chúc mừng Nhà văn Võ Bá Cường. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Cùng dự, có nguyên Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy; các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện các cơ quan, ban, ngành ở Trung ương cùng đông đảo hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, các nhà lý luận phê bình văn học….

Tác phẩm “Còn có ai người khóc Tố Như” gồm hai phần, 16 chương, khắc họa chân dung Đại thi hào Nguyễn Du ở giai đoạn về Thái Bình lấy vợ và tạm trú ở đây. Tác giả - Nhà văn Võ Bá Cường sinh năm 1940, tại thành phố Thái Bình. Ông từng công tác trong ngành Tuyên giáo và Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình, đến năm 1997 nghỉ hưu. Nhà văn Võ Bá Cường có nhiều tác phẩm để lại ấn tượng với người đọc. Nhiều tiểu thuyết của ông nhận được các Giải thưởng văn học uy tín.

Chu tich nuoc Vo Van Thuong du Le gioi thieu tac pham “Con co ai nguoi khoc To Nhu” hinh anh 2Nhà văn Võ Bá Cường phát biểu. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Phát biểu tại lễ giới thiệu tác phẩm, đại diện lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam bày tỏ vinh dự được đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các địa phương đến dự buổi lễ, qua đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc, cụ thể của Đảng, Nhà nước đối với Hội Nhà văn và các nhà văn Việt Nam…

Các đại biểu đã thể hiện tình cảm trân trọng đối với tác phẩm “Còn có ai người khóc Tố Như” được viết bởi một nhà văn đã hơn 80 tuổi - Võ Bá Cường. Tác phẩm được thể hiện với tinh thần trách nhiệm cao trong từng câu chữ, từng vấn đề của xã hội phản ánh qua những trang viết. Cuốn tiểu thuyết “Còn có ai người khóc Tố Như” thuộc thể loại ký và văn tùy bút, hành văn hào sảng, ngôn ngữ được lựa chọn kỹ càng… Qua tác phẩm này, một lần nữa, người đọc được chứng kiến sự bền bỉ, nghiêm túc trong sáng tác nhiều năm qua và qua nhiều tác phẩm khác nhau của Nhà văn Võ Bá Cường.

Chu tich nuoc Vo Van Thuong du Le gioi thieu tac pham “Con co ai nguoi khoc To Nhu” hinh anh 3Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với Nhà văn Võ Bá Cường cùng các đại biểu. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Có đại biểu nhìn nhận, Nhà văn Võ Bá Cường đã mạnh dạn lựa chọn hình thức tiểu thuyết dã sử để tái hiện cuộc đời, sự nghiệp, con người Đại thi hào Nguyễn Du với bút pháp hấp dẫn và lôi cuốn người đọc. Trong quá trình sáng tác, nhiều lần nhà văn đã vượt qua bệnh tật, tuổi cao, sức yếu để hoàn thành tác phẩm của mình. Qua đó, góp phần đưa đến cho người đọc những góc nhìn sinh động, trân quý về cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du với những đóng to lớn cho văn học nước nhà.

Đại diện lãnh đạo tỉnh Thái Bình bày tỏ cảm ơn sâu sắc đối với Nhà văn Võ Bá Cường đã lao động hết sức mình để có được tác phẩm chân thực, khắc họa rõ nét Đại thi hào Nguyễn Du trong gần 10 năm sinh sống ở Thái Bình. Tác phẩm được coi là một mảnh ghép quan trọng trong quá trình phát triển lịch sử và văn hóa của tỉnh Thái Bình.

Tại buổi giới thiệu sách, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tặng hoa chúc mừng tác giả - Nhà văn Võ Bá Cường.

Quang Vũ

Tin liên quan

Lão ngư Nguyễn Huýnh “giữ lửa” trò Kiều trên quê hương Nguyễn Du

74 tuổi đời nhưng lão ngư Nguyễn Huýnh (xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến hơn 50 năm biết và say mê trò Kiều. Quanh năm bám biển với tay lưới, tay chèo nhưng đam mê mãnh liệt với những câu hát Kiều chưa bao giờ tắt, ông Huýnh làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ trò Kiều xã Xuân Liên với mong mỏi, tiếng trống trò Kiều sẽ không bao giờ tắt nơi vùng biển ngang huyện Nghi Xuân.


Tọa đàm Tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 26/9, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi toạ đàm "Duyên nghiệp Thúy Kiều" nhằm tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1820 - 2020), qua đó khẳng định công lao, tài năng và tôn vinh những đóng góp đặc biệt xuất sắc của Nguyễn Du đối với văn hóa Việt Nam.


Truyện Kiều - nguồn cảm hứng thơ ca bất tận

Như chia sẻ của một nhà nghiên cứu, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã ngấm vào máu thịt của mỗi người dân, quen thuộc như bờ ao, lũy tre, ruộng vườn, trăng sao, hoa lá, bầu trời Việt Nam.


Các họa sĩ nổi danh vẽ tranh về “Truyện Kiều”

Đánh giá về “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du, GS Dương Quảng Hàm, một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong nước khẳng định: “Xưa nay ai cũng công nhận cái giá trị đặc biệt của “Truyện Kiều” về đường văn chương.


Tuần triển lãm về Nguyễn Du

Kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du (1765 - 2015), Thư viện Khoa học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam tổ chức “Tuần triển lãm về Nguyễn Du” với nhiều hoạt động đặc sắc và thiết thực.


Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới

Không chỉ là một “ngôi sao sáng” trên bầu trời văn học cổ Việt Nam, Đại thi hào Nguyễn Du còn là một Danh nhân văn hóa thế giới, được cả thế giới biết đến và công nhận. Tác phẩm “Truyện Kiều” của ông đã trở thành một tài sản văn học chung của thế giới, được dịch ra hàng chục thứ tiếng khác nhau.



Đề xuất