Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Kạn

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Kạn
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi, tặng quà cho các hộ gia đình chính sách tiêu biểu ở xã nông thôn mới Đông Viên, huyện Chợ Đồn. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi, tặng quà cho các hộ gia đình chính sách tiêu biểu ở xã nông thôn mới Đông Viên, huyện Chợ Đồn. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN

Báo cáo Chủ tịch nước về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2015, lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn đề nghị Trung ương có cơ chế đặc thù cho Bắc Kạn trong xây dựng nông thôn mới. Trước mắt, cho phép tỉnh ứng trước kế hoạch vốn để hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn; nghiên cứu cho Bắc Kạn được tham gia vào chương trình ứng phó chống biến đổi khí hậu cấp quốc gia; hỗ trợ tỉnh xây dựng một số mô hình sản xuất công nghệ cao theo tiêu chuẩn Viet GAP; nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Bắc Kạn, đồng thời nâng cấp đầu tư các tuyến giao thông trọng điểm bằng nguồn vốn ODA. 

Biểu dương tỉnh Bắc Kạn đã duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của cả nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, cùng với tăng trưởng về công nghiệp dịch vụ, đảm bảo giáo dục, y tế, giữ vững trật tự an ninh, Bắc Kạn thành công nổi bật trong việc giữ gìn và khai thác thế mạnh về rừng. Chủ tịch nước lưu ý, là tỉnh dẫn đầu cả nước về tỷ lệ che phủ rừng, Bắc Kạn cần quy hoạch để trong thời gian 5-7 năm tới, kinh tế rừng thực sự trở thành ngành trọng điểm, là chỗ dựa cho người dân miền núi yên tâm sinh sống. 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cho cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cho cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN

Về khai thác khoáng sản, Chủ tịch nước lưu ý, mặc dù thời gian qua, đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Bắc Kạn, nhưng quy mô còn nhỏ, nguồn lực còn phân tán; chưa nâng chất lượng đầu tư chế biến sâu. Đặc biệt, tại Bắc Kạn chưa xuất hiện các dự án lớn với các nhà đầu tư tầm cỡ, tương xứng với tiềm năng ưu đãi. Đây là trăn trở lớn mà tỉnh cần phải nghiên cứu để tính toán lại, không để khai thác manh mún, tràn lan như trong thời gian vừa qua. 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm mô hình nuôi lợn rừng lai đạt hiệu quả kinh tế cao của các hộ gia đình ở xã nông thôn mới Đông Viên, huyện Chợ Đồn. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm mô hình nuôi lợn rừng lai đạt hiệu quả kinh tế cao của các hộ gia đình ở xã nông thôn mới Đông Viên, huyện Chợ Đồn. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN

Ghi nhận những cố gắng của Bắc Kạn trong phát triển du lịch từ xuất phát điểm nhỏ lẻ, đến nay đã khởi sắc, thu hút được nhiều du khách đến tham quan và nghỉ lại, Chủ tịch nước đề nghị Bắc Kạn cần tranh thủ mọi nguồn lực xã hội hóa, để trong tương lai gần, khi các tuyến giao thông kết nối, kéo gần khoảng cách giữa Bắc Kạn với Thủ đô, tiềm năng của Hồ Ba Bể - một trong 20 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới cùng với hệ thống các di tích lịch sử cách mạng, phải được khai thác theo hướng chuyên nghiệp, bài bản; nâng chất lượng dịch vụ để đón lượng du khách tiềm năng từ các tỉnh, thành đến nghỉ dưỡng dài ngày. Về chương trình nông thôn mới, Chủ tịch nước nhấn mạnh, với 70% dân số ở vùng nông thôn, nếu thực hiện các chỉ tiêu đạt và vượt, sẽ mang lại ý nghĩa cả về chính trị và kinh tế xã hội; tỉnh cần quan tâm thực hiện tốt, chăm lo đời sống người dân vùng căn cứ cách mạng bằng các chương trình hết sức cụ thể. 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Công ty Cổ phần Sahabak trong Khu công nghiệp Thanh Bình, huyện Chợ Mới. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Công ty Cổ phần Sahabak trong Khu công nghiệp Thanh Bình, huyện Chợ Mới. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN

Bên cạnh đó, Bắc Kạn cũng cần quan tâm đến việc thúc đẩy thi công các tuyến đường huyết mạch, kết nối với các vùng kinh tế lân cận, tạo lưu thông, giao thương hàng hóa; không được để chậm trễ. 

Chủ tịch nước gợi mở, là tỉnh còn nhiều khó khăn, khi sử dụng nguồn vốn ODA, tỉnh phải hết sức thận trọng, tránh triển khai các dự án không hiệu quả, không sử dụng kinh phí vào việc chi thường xuyên hoặc tham quan du lịch; dùng đồng vốn phải đúng chỗ, phát huy hiệu quả, giảm gánh nặng phải chi trả về sau. Với quy mô kinh tế còn nhỏ, nguồn thu còn thấp, Bắc Kạn cần chọn đột phá ở những lĩnh vực chủ chốt, có sức bật, ưu tiên phát triển thương hiệu thế mạnh của địa phương, từng bước cân bằng thu chi, theo kịp các tỉnh ở nhóm trên. 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi, động viên cán bộ, kỹ sư và công nhân của Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 4 (CIENCO 4) đang thi công tuyến đường cao tốc Thái Nguyên – Bắc Kạn. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN
 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi, động viên cán bộ, kỹ sư và công nhân của Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 4 (CIENCO 4) đang thi công tuyến đường cao tốc Thái Nguyên – Bắc Kạn. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN

Trong chương trình công tác tại tỉnh Bắc Kạn, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã làm việc với công an tỉnh Bắc Kạn, dành thời gian khảo sát hiệu quả hoạt động của dự án chế biến gỗ, ván thanh, đầu tư trồng và khai thác rừng của Công ty Cổ phần Sahabak đặt tại Khu công nghiệp Thanh Bình, huyện Chợ Mới; thăm dự án Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn và Trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn; thăm công trường thi công tuyến đường Thái Nguyên - Bắc Kạn và nói chuyện thân mật với công nhân Cienco-4 đang lao động tại đây. Chủ tịch nước cùng đoàn công tác cũng đã thăm mô hình chăn nuôi lợn rừng lai, gặp gỡ nông dân tại hiện trường và làm việc tại xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn để nghe lãnh đạo xã báo cáo về công tác xây dựng nông thôn mới tại địa phương và tặng quà cho các gia đình chính sách tiêu biểu.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chụp ảnh chung với cán bộ, giảng viên và học sinh Trường Trung cấp Y Bắc Kạn. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN
 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chụp ảnh chung với cán bộ, giảng viên và học sinh Trường Trung cấp Y Bắc Kạn. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN

Có thể bạn quan tâm