Chống rụng quả cho cây cà phê ở Tây Nguyên

Chống rụng quả cho cây cà phê ở Tây Nguyên
Tổ chức làm sạch cỏ, tiến hành tỉa cây che bóng để tăng cường ánh sáng cho vườn cà phê, góp phần hạn chế rụng quả, giảm năng suất cà phê trong mùa mưa. Ảnh: Ngọc Dũng
Tổ chức làm sạch cỏ, tiến hành tỉa cây che bóng để tăng cường ánh sáng cho vườn cà phê, góp phần hạn chế rụng quả, giảm năng suất cà phê trong mùa mưa. Ảnh: Ngọc Dũng

- Thiếu chất dinh dưỡng, cây cà phê thường rụng quả nhiều. Nếu đã bón thúc lần đầu vào mùa mưa thì đợt 2 cần dùng NPK 16 - 8 - 16 + TE Đầu Trâu hay NPK 16 - 8 - 16 - 6S + TE Đầu Trâu với lượng 600 - 800 kg/ha. Sau đó, phun phân bón lá Đầu Trâu 009 với lượng 200g/200 lít nước, liều phun 800 - 1.000 lít/ ha, phun 2 - 3 lần, cách nhau 7 - 10 ngày/lần.

Cây cà phê rụng quả do thiếu kali, vi lượng hoặc nước trong mùa khô. Bà con cần tưới đủ nước và bổ sung những chất còn thiếu. Ảnh: Hoài Nam
Cây cà phê rụng quả do thiếu kali, vi lượng hoặc nước trong mùa khô. Bà con cần tưới đủ nước và bổ sung những chất còn thiếu. Ảnh: Hoài Nam

- Để cà phê cho quả lớn, nhân to cần bón tiếp lần 3 bằng phân NPK 16 - 8 - 16 + TE Đầu Trâu hoặc 16 - 16 - 13 + TE Đầu Trâu với lượng cũng khoảng 600 - 800 kg/ha vào cuối mùa mưa.

- Khi cây cà phê có dấu hiệu khô cành, khô quả do nấm Collectotrichum coffeanum, gỉ sắt, nấm hồng, cần phun một trong các loại thuốc sau: Tilt super, Anvil antracol, carbendazim, copper oxycloride, propinneb. Các loại tuyến trùng, rệp sáp, mọt đục cành, mọt đục trái, sâu đục trái, sâu đục thân cũng cần chú ý phòng bị.

Thường xuyên kiểm tra vườn cà phê để phát hiện sâu bệnh kịp thời. Ảnh: Tất Thành
Thường xuyên kiểm tra vườn cà phê để phát hiện sâu bệnh kịp thời.
Ảnh: Tất Thành

- Cây cà phê rụng quả cũng do thiếu kali, vi lượng hoặc nước trong mùa khô. Vì vậy, cần tưới đủ nước và bổ sung những chất còn thiếu trong đợt bón phân tiếp theo. Tỉa bớt chồi vượt, cành thưa, cành dưới tán để tập trung nuôi quả.
Ngọc Dũng – Hoài Nam –  Tất Thành

Có thể bạn quan tâm