Chợ phiên cuối năm ở vùng cao Hà Giang

Chợ phiên là một nét văn hóa đặc sắc của đồng bào vùng cao tỉnh Hà Giang. Chợ phiên càng trở nên đặc sắc hơn vào phiên cuối năm, trong đó không thể không nhắc đến chợ thị trấn Đồng Văn, chợ Mèo Vạc, chợ Lũng Phìn, chợ Sà Phìn, chợ Phố Cáo, chợ Phố Bảng…

Cho phien cuoi nam o vung cao Ha Giang hinh anh 1Làm đẹp trước khi đến chợ phiên Lũng Phìn ở xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn (Hà Giang). Ảnh: Đinh Công Hoan

Người Mông, Hoa, Lô Lô… xuống chợ phiên cuối năm với những đặc sản của núi rừng, làng bản, tất cả đều là sản phẩm sạch như: rau rừng, măng rừng, gà vịt thả vườn, lúa, ngô, khoai, sắn, nông cụ sản xuất… Không chỉ có hàng hóa, vật dụng để mua bán, trao đổi, đồng bào còn mang đến chợ những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình thông qua các bộ trang phục truyền thống, điệu múa, tiếng khèn, ẩm thực...

Cho phien cuoi nam o vung cao Ha Giang hinh anh 2Làm đẹp trước khi đến chợ phiên Lũng Phìn ở xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn (Hà Giang). Ảnh: Ngô Hiếu
Cho phien cuoi nam o vung cao Ha Giang hinh anh 3Đồng bào xuống chợ Phố Cáo ở xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn (Hà Giang) trong phiên cuối năm. Ảnh: Đinh Công Hoan

Ngày nay, chợ phiên cuối năm ở vùng cao Hà Giang đã ăn sâu vào tiềm thức, nếp nghĩ, nếp sống của người dân bản xứ cũng như bất cứ du khách nào đã từng đến thăm Hà Giang.

Ngô Hiếu – Đinh Công Hoan

Tin liên quan

Hà Giang phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc

Là tỉnh miền núi biên giới nằm ở cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và phát triển du lịch. Những năm qua, tỉnh Hà Giang chú trọng lãnh đạo việc bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc gắn với phát triển du lịch. Thông qua đó, việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch là bài toán song hành đang được Hà Giang vận dụng linh hoạt và hiệu quả.


Chợ phiên Lũng Pán

Đến chợ phiên Lũng Pán, xã Huy Giáp, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng), ấn tượng về những màu sắc khác nhau của sản vật, của trang phục, sắc thái trên từng gương mặt con người nơi đây, âm thanh của tiếng cười, tiếng nói, tiếng gọi mời và hương vị các món ẩm thực bản địa..., như một bức tranh tổng hòa nét văn hóa độc đáo của người vùng cao duyên dáng, hấp dẫn và thắm đượm tình người.


Đặc sắc chợ phiên vùng cao "Sắc màu Lai Châu"

Chào mừng Ngày giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế lao động 1/5, từ ngày 27/4 - 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội)  diễn ra hoạt động Phiên chợ vùng cao với chủ đề "Sắc màu Lai Châu".


Sắc màu chợ phiên vùng cao Vàng Ma Chải

Chợ phiên vùng cao xã biên giới Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ (Lai Châu) họp vào thứ sáu hàng tuần với các mặt hàng nông sản do chính đồng bào dân tộc sản xuất như: hoa quả, rau màu, măng rừng, miến, khoai, sắn, gạo, nấm hương, cá suối, lợn, gà…


Chợ phiên Đồng Văn - nét đẹp văn hóa độc đáo của Hà Giang

Chợ phiên Đồng Văn nằm trong quần thể phố cổ Đồng Văn, là trung tâm giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hoá và văn hoá lớn nhất ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Mèo Vạc. Toạ lạc trên một khu rộng lớn, toàn bộ đều sử dụng bằng vật liệu đá, khu chợ Đồng Văn từ lâu đã trở thành nơi hội tụ bản sắc văn hoá của những sắc màu dân tộc nơi cao nguyên địa đầu phía Bắc, là điểm đến không thể thiếu trong các tour du lịch Hà Giang.


Độc đáo chợ phiên Xá Nhè

Chợ phiên xã Xá Nhè, huyện Tủa Chùa (Điện Biên), được họp tại trung tâm xã vào ngày Dậu và ngày Mão theo âm lịch, là nơi phục vụ trao đổi, mua bán và giao lưu gặp gỡ của người dân địa phương.


Đặc sắc chợ phiên Huội Cuổi

Chợ Huội Cuổi (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) có từ rất lâu, trở thành nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân địa phương. Chợ họp theo phiên, năm ngày một lần, thu hút rất đông bà con trong huyện và các địa phương lân cận.


Nét đẹp chợ phiên Hoàng Su Phì

Chợ phiên Hoàng Su Phì, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) chỉ họp một phiên vào sáng chủ nhật hàng tuần. Chợ họp dọc theo dãy phố chính, dài chừng vài cây số ở thị trấn Vinh Quang. Chợ



Đề xuất