Chợ cá “âm phủ” Tha La mùa nước nổi

Hơn 30 năm nay, chợ luôn được nhóm họp vào lúc sáng sớm, với đầy đủ các sản vật đồng quê mùa nước nổi như: lươn, cua, cá linh, cá lăng… Sở dĩ người dân địa phương gọi đây là chợ cá “âm phủ” vì chợ diễn ra từ 2h - 6h sáng. Hừng sáng, chợ tan.
Cho ca “am phu” Tha La mua nuoc noi hinh anh 1
Ghe tàu cập bến, chuyển cá vừa được đánh bắt lên bờ bán cho các tiểu thương 
Cho ca “am phu” Tha La mua nuoc noi hinh anh 2
Ngư dân đưa cá vừa được đánh bắt lên bờ trao đổi mua bán với các tiểu thương
Cho ca “am phu” Tha La mua nuoc noi hinh anh 3
Các tiểu thương, bạn hàng lựa chọn các loại cá của các ngư dân vừa mới đáng bắt tại một góc chợ
Cho ca “am phu” Tha La mua nuoc noi hinh anh 4
Người mua và bán trong phiên chợ "âm phủ" chọn hàng, ngả giá qua ánh sáng của đèn pin
Cho ca “am phu” Tha La mua nuoc noi hinh anh 5
Hoạt động mua bán được diễn ra sôi động từ 3h sáng  
Cho ca “am phu” Tha La mua nuoc noi hinh anh 6
Các bạn hàng lựa chọn những loại cá tươi ngon tại phiên chợ 
Cho ca “am phu” Tha La mua nuoc noi hinh anh 7
Nhiều loại cá đồng tươi ngon được bày bán tại phiên chợ
Cho ca “am phu” Tha La mua nuoc noi hinh anh 8
Người mua lựa chọn các mặt hàng cá tại một góc chợ "âm phủ"
Cho ca “am phu” Tha La mua nuoc noi hinh anh 9
Một góc phiên chợ cá "âm phủ" Tha La
An Hiếu (thực hiện)

Tin liên quan

Rừng Tràm Sư mùa nước nổi

Rừng tràm Trà Sư ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên (An Giang) có diện tích 845 ha vùng lõi và 643 ha vùng đệm, nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, được công nhận là khu bảo vệ cảnh quan năm 2005. Đây là điểm du lịch nổi tiếng của An Giang.


Một ngày mùa nước nổi của ngư dân Đồng Tháp

Đồng Tháp được biết đến là một trong những tỉnh đầu nguồn đón dòng nước lũ từ thượng nguồn đổ về. Trong thời gian con nước ngập đồng, bà con ở các huyện đầu nguồn luôn tất bật cho những cuộc mưu sinh trên những cánh đồng trắng nước. Không chọn cho mình cách trải nghiệm theo các tour tại các điểm du lịch quen thuộc, phóng viên theo chân những người nông dân thứ thiệt lênh đênh sông nước để trải nghiệm “nghề bà cậu”, tận tay đánh bắt “sản vật trời ban” chỉ có riêng trong mùa nước nổi.


Mùa nước nổi ở Hậu Giang

Hậu Giang là một trong những tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của lũ từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm, do nằm cuối nguồn sông Hậu, nên mùa lũ ở Hậu Giang thường có muộn hơn các tỉnh đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp, Long An từ 1 đến 2 tháng.


Món ngon Đồng Tháp mùa nước nổi

Mùa nước nổi miền Tây bắt đầu từ khoảng tháng 8 tới tháng 11 Âm lịch. Lúc này, nhiều người tìm đến vùng Đồng Tháp Mười mênh mông, để thăm thú cảnh quan nước nổi cũng như thưởng thức những món ăn đặc sắc nơi đây.



Đề xuất