Thanh Hóa hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện trồng rừng

Thanh Hóa hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện trồng rừng
Ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong trồng thâm canh rừng vầu góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Ảnh: Nguyễn Nam - TTXVN
Ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong trồng thâm canh rừng vầu góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Ảnh: Nguyễn Nam - TTXVN
Theo đó, Đề án được thực hiện trên địa bàn 18 xã, thị trấn thuộc huyện Quan Hóa. Đối tượng được hỗ trợ là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo tự nguyện trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trong thời gian chưa đảm bảo được lương thực. Mức hỗ trợ gạo được xác định cho từng hộ gia đình căn cứ vào diện tích trồng rừng, diện tích rừng chăm sóc và bảo vệ, mỗi ha không quá 700kg/năm, mỗi nhân khẩu được trợ cấp bình quân 10kg/tháng. Riêng đối với hộ nghèo, mức hỗ trợ 15kg/tháng. Với những hộ có số nhân khẩu nhiều nhưng tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng với diện tích ít, mức trợ cấp theo diện tích trồng rừng thực tế. Với những gia đình có nhân khẩu ít nhưng tham gia trồng, bảo vệ rừng với diện tích nhiều, mức trợ cấp gạo theo khẩu. Mục tiêu sau 7 năm thực hiện, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ người Kinh nghèo tham gia trồng mới được 3.500 ha rừng thay thế nương rẫy, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và chăm sóc, bảo vệ 22.863 ha rừng phòng hộ; mỗi năm, các hộ thuộc đối tượng hộ dân tộc thiểu số, hộ người Kinh nghèo trồng được khoảng 500 ha rừng theo phương thức trồng mới. Đến năm 2023, nâng tổng diện tích rừng trồng mới của các hộ được hỗ trợ gạo là 3.500 ha. Qua đó, tạo việc làm thường xuyên, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho khoảng hơn 4.300 hộ, góp phần giảm 5-6% hộ nghèo trên địa bàn… Để đạt được mục tiêu đề ra, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền đề nghị, huyện Quan Hóa tổ chức tuyên truyền, vận động và phổ biến chính sách của Đảng, Nhà nước để các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia người Kinh nghèo trên địa bàn tự nguyện trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn UBND huyện Quan Hóa triển khai thực hiện, tổ chức kiểm tra việc hỗ trợ gạo cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ người Kinh nghèo đảm bảo đúng đối tượng và đúng quy định… Quan Hóa là huyện vùng cao của tỉnh Thanh Hóa có diện tích tự nhiên gần 100.000 ha, trong đó diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp gần 90.000 ha. Năm 2017, thống kê diện tích đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp hơn 6.000 ha, hiện nay chủ yếu canh tác nương rẫy, trong khi đó, diện tích trồng mới rừng hàng năm còn rất thấp, nguyên nhân do người dân chưa tự giác tham gia trồng rừng. Với tiến độ trồng rừng như hiện nay mới phần nào đáp ứng được mục tiêu nâng cao độ che phủ rừng cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Thực tế cho thấy, qua thời gian, nhiều hộ đã chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng sản xuất, khoanh nuôi bảo vệ rừng, tham gia trồng rừng theo Dự án 147 (Dự án trồng rừng theo Quyết định của Chính phủ về phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015) và Dự án 661 (Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng cấp huyện). Tuy nhiên, trong thời gian chưa có thu hoạch từ rừng, người dân gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nếu Nhà nước không hỗ trợ lương thực cho người dân…
Khiếu Tư

Có thể bạn quan tâm