Thái Nguyên cần quan tâm nhiều hơn đến đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên cần quan tâm nhiều hơn đến đồng bào dân tộc thiểu số
Đồng chí Đỗ Văn Chiến phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: thainguyen.gov.vn
Đồng chí Đỗ Văn Chiến phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: thainguyen.gov.vn
Theo báo cáo của tỉnh Thái Nguyên, qua quá trình thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về Công tác dân tộc và Chỉ thị số 45- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về một số công tác ở vùng đồng bào dân tộc Mông, kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Thái Nguyên từng bước ổn định và phát triển, kết cấu hạ tầng được cải thiện rõ rệt, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm nhanh hơn mức bình quân chung toàn tỉnh. Đến nay, tỉnh không còn hộ đói, số hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm nhanh, 61/114 xã vùng dân tộc thiểu số đã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 53,5%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ các xã vùng dân tộc thiểu số, miền núi đạt chuẩn nông thôn mới của toàn quốc; có 3 xã đặc biệt khó khăn đang hưởng các chính sách theo Chương trình 135 đã đạt chuẩn nông thôn mới và đủ điều kiện ra khỏi diện đầu tư của chương trình. Năm 2017, tỉnh đã huy động được 200 tỷ đồng để thực hiện xóa các xóm trắng về điện cho 76 xóm, bản, vùng đặc biệt khó khăn chưa có điện lưới quốc gia. Hiện 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, trên 60% đường trục xóm được cứng hóa, 99,67% hộ dân vùng núi có điện lưới phục vụ sinh hoạt, 91% hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đạt chuẩn về y tế, hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư, cơ bản chấm dứt tình trạng di cư tự do, giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các dân tộc, các vùng, miền. Sau 25 năm thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW gắn với thực hiện Kết luận số 64-TB/TW của Ban Bí thư, nhận thức về công tác dân tộc, công tác dân vận trong vùng đồng bào Mông được nâng lên. Các chương trình, chính sách đầu tư trong vùng đồng bào Mông đã phát huy hiệu quả, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng mục đích, đối tượng, góp phần nâng cao đời sống kinh tế, xã hội của đồng bào. Đặc biệt, việc triển khai thực hiện Đề án 2037 của tỉnh Thái Nguyên đã khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp, ngành, đơn vị doanh nghiệp và cá nhân đối với những xóm, bản có nhiều đồng bào Mông sinh sống. Từ năm 2014 đến nay, Đề án đã hỗ trợ đồng bào 117 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng với 15 tuyến đường vào các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào Mông sinh sống, xây dựng 15 công trình lớp học, 3 công trình nhà văn hóa, 11 công trình điện lưới quốc gia, 2 công trình nước sinh hoạt tập trung và hỗ trợ phát triển sản xuất. Qua đó, góp phần giảm nhanh số hộ nghèo tại khu vực này như huyện Đồng Hỷ giảm 8,69%, huyện Võ Nhai giảm 10,4%. Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến ghi nhận, biểu dương những kết quả và nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên trong thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW và Chỉ thị 45- CT/TW. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh trong thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên cần tiếp tục xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược lâu dài, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Tỉnh cần quan tâm nhiều hơn đến bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào Mông. Đặc biệt cần nghiên cứu để tìm ra các mô hình sản xuất phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào Mông, tạo sinh kế và có những chính sách phù hợp giúp đồng bào Mông phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Cùng với đó là tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số...
Thu Hằng

Có thể bạn quan tâm