Sơn La dự kiến đầu tư trên 4.600 tỷ đồng cho phòng, chống thiên tai

Sơn La dự kiến đầu tư trên 4.600 tỷ đồng cho phòng, chống thiên tai
Hậu quả một vụ thiên tai xảy ra trong năm 2018 ở xã Phổng Lăng, huyện Thuận Châu (Sơn La), mưa lũ trong đêm làm hơn 40 ha lúa bị cuốn trôi và vùi lấp; hơn 12 ha ao cá và trên 3 ha hoa màu của người dân (Ảnh: Nguyễn Chiến-TTXVN)
Hậu quả một vụ thiên tai xảy ra trong năm 2018 ở xã Phổng Lăng, huyện Thuận Châu (Sơn La), mưa lũ trong đêm làm hơn 40 ha lúa bị cuốn trôi và vùi lấp; hơn 12 ha ao cá và trên 3 ha hoa màu của người dân (Ảnh: Nguyễn Chiến-TTXVN)

Mục tiêu tổng quát nhằm đề ra các giải pháp nâng cao năng lực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong tình hình biến đổi khí hậu và phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Cụ thể là hoàn thiện hệ thống công trình phục vụ dự báo và cảnh báo lũ quét, sạt lở đất; các công trình phòng chống lũ, lũ quét, sạt lở đất; di dân ra khỏi vùng nguy cơ xảy ra thiên tai. Đồng thời, khắc phục tình trạng ngập úng ở những vùng trọng yếu như thành phố Sơn La và các thị trấn. Xây dựng hệ thống bản đồ phòng, chống thiên tai của toàn tỉnh Sơn La với tỷ lệ 1/25.000. Cùng đó, đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình phòng chống thiên tai. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thiên tai và rủi ro thiên tai, làm cơ sở đề xuất giải pháp phòng, chống thiên tai và ứng phó với rủi ro thiên tai.

Về nhóm giải pháp phi công trình là trồng và bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đặc biệt là rừng đặc dụng và phòng hộ đầu nguồn, đảm bảo lưu vực có độ che phủ 54% vào năm 2025 và 56% vào năm 2030. Bảo vệ khu dân cư và ruộng lúa bằng kè sinh học. Đồng thời, phân cấp lại cấp báo động trên các sông suối chính như sông Mã, suối Nậm La, suối Tấc, Nậm Pàn; điều tra, đánh giá các khu vực thường xuyên xảy ra úng ngập.

Đối với nhóm giải pháp công trình là lắp đặt thêm 133 hệ thống trạm đo mưa tự động, 1.032 biển cảnh báo lũ quét và sạt lở đất tại các huyện, thành phố. Nghiên cứu xây dựng một số trạm cảnh báo tự động tại một số vùng trọng điểm. Ngoài ra, nạo vét làm thông thoáng dòng chảy và gia cố các hang thoát lũ suối Nậm La; đào hầm thoát lũ đèo Cao Pha, suối Muội; một số công trình thoát lũ tại huyện Mai Sơn, Yên Châu. Song song với đó, nâng cấp, cải tạo hồ chứa thượng nguồn. Xây dựng hệ thống công trình kè phòng chống lũ, lũ quét và sạt lở đất bờ sông, suối.

Bên cạnh đó, rà soát, bố trí, sắp xếp 996 điểm với 4.980 nằm trong vùng có nguy cơ cao và rất cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất. Ngoài ra, còn quy hoạch một số loại hình thiên tai khác như rét hại và sương muối, phòng chống nắng hạn, phòng chống giông tố, sét và mưa đá.
Nguyễn Cường

Có thể bạn quan tâm