Huyện miền núi Tường Xuân hỗ trợ nông dân vùng cao phát triển kinh tế rừng

Huyện miền núi Tường Xuân hỗ trợ nông dân vùng cao phát triển kinh tế rừng
Thanh Hóa nhân giống cây Giổi ăn hạt ăn hạt để phục vụ trồng rừng gỗ lớn. Ảnh : Nguyễn Đình Nam
Thanh Hóa nhân giống cây Giổi ăn hạt ăn hạt để phục vụ trồng rừng gỗ lớn.
Ảnh : 
 Nguyễn Đình Nam

Để bảo vệ rừng và phát triển kinh tế cho nhân dân, huyện Thường Xuân đã chỉ đạo các xã tổ chức tuyên truyền, nâng cao kiến thức cho người dân về chăm sóc và bảo vệ, trồng rừng. Đối với những hộ đang trồng những giống cây kém hiệu quả, huyện đã vận động người dân chuyển sang trồng rừng gỗ lớn cho hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2018, huyện đã thực hiện đề án phục tráng rừng luồng tại các xã Xuân Cao, Lương Sơn và Tân Thành với diện tích là 350 ha; cấp 739 tấn gạo hỗ trợ các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Đồng thời, huyện cũng chỉ đạo các đơn vị thực hiện các đề án Bảo tồn và phát triển cây quế Ngọc Thường Xuân và các dự án trồng rừng gỗ lớn khác.

Nhiều chương trình, dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực và giúp người dân vươn lên thoát nghèo. Trong giai đoạn 2016-2018, các hộ dân khi trồng 1 ha rừng sẽ được chương trình hỗ trợ khoảng 8 triệu để mua giống cây, phân bón. Nhờ đó, nhiều người dân đã mạnh dạn phát triển kinh tế rừng để vươn lên làm giàu.

Tại xã Lương Sơn, hàng năm UBND xã luôn kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất thuộc Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất (Quyết định 147) và chỉ đạo các thôn, các chủ rừng sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư bảo vệ, phát triển rừng. Nhờ đó, nhiều người dân đã chủ động hơn trong việc trồng các giống cây lâm nghiệp, phát triển kinh tế rừng.

Ông Lê Quốc Thành, thôn Ngọc Thượng, xã Lương Sơn cho biết, sinh ra trong một gia đình nghèo. Năm 2015, sau khi được cán bộ lâm nghiệp xã đến tư vấn về chương trình hỗ trợ cây giống, phân bón cho người trồng rừng, ông đã đăng kí và được hỗ trợ khoảng 24 triệu để mua giống cây, phân bón để trồng rừng kinh tế. Sau đó, ông đã thực hiện mô hình trồng rừng gỗ lớn, trồng các loại cây như keo, quế, kết hợp buôn bán sản phẩm làm từ gỗ, bán tạp hóa. Với đức tính chịu khó, cộng với tinh thần ham học hỏi, tới nay trang trại của ông Thành đã mở rộng lên 8 ha, bao gồm 5 ha trồng cây keo, 1 ha xoan, luồng, 1 cửa hàng bán tạp hóa và bán các sản phẩm làm ra từ gỗ. Thu nhập của gia đình ông đạt 100 triệu/năm, ông còn tạo việc làm cho 5 lao động là người địa phương với mức lương 3 triệu/người/tháng.

Chia sẻ về quá trình thoát nghèo đầy gian nan, ông Lê Minh Lương, thôn Minh Quý, xã Lương Sơn cho biết, năm 2016, ông được hỗ trợ khoảng 25 triệu để mua giống cây, phân bón trồng rừng từ Quyết định 147. Khi nhận hỗ trợ xong, ông đã thực hiện mô hình trang trại tổng hợp, trồng rừng kinh tế kết hợp chăn nuôi. Sau những ngày tháng gian khổ vừa chăm sóc các giống cây lâm nghiệp và vật nuôi, tới nay trang trại của ông đã được mở rộng lên 10 ha, hiện ông đang trồng 6 ha rừng, nuôi 50 con dê, 20 con lợn, thu nhập 110 triệu/năm, ông tạo việc làm cho 4 động là người địa phương với mức lươn 3,5 triệu/người/tháng.

Theo báo cáo của UBND xã Lương Sơn, giai đoạn 2016-2018, xã đượchỗ trợ khoảng 2,6 tỷ để mua các giống cây keo, cây quế giúp người dân tham gia trồng và phát triển kinh tế rừng trên diện tích 375 ha.

Ông Lê Văn Trường, cán bộ lâm nghiệp UBND xã Lương Sơn cho biết, xã đã phối hợp với các đơn vị liên quan để hỗ trợ cho bà con mua giống cây, phân bón phát triển kinh tế rừng. Nhờ đó, nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo nhờ trồng rừng kin tế, hiện xã đang tiếp tục vận động bà con phát triển kinh tế rừng và thực hiện trồng rừng tập trung, phấn đấu cuối năm trồng mới và trồng lại rừng thêm 150 ha.

Không chỉ xã Lương Sơn, tại các xã Xuân Chinh, Xuân Cao, Vạn Xuân, Luận Khê cũng đã có nhiều người dân sau khi được hỗ trợ giống cây, phân bón từ Quyết định 147 đã vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó, nhiều hộ dân khác sống trong huyện đã tự bỏ vốn mua giống cây để phát triển kinh rừng. Từ đầu năm 2019 đến nay, toàn huyện đã trồng mới, trồng lại rừng được 687,4 ha với 34.910 cây phân tán, nâng tổng diện tích rừng trên địa bàn lên 88,295 ha.

Theo bà Hà Thị Nguyệt, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Thường Xuân cho biết, thời gian tới, huyện sẽ chỉ đạo các xã, ngành chức năng thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời, vận động người dân phát triển trồng cây dược liệu dưới tán rừng, triển khai mô hình trồng rừng gỗ lớn, mô hình chuyển hóa từ trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng trồng gỗ lớn để nâng cao thu nhập cho người dân từ việc phát triển kinh tế rừng.

Huyện Thường Xuân phấn đấu từ nay đến hết năm 2019 sẽ hoàn thành chỉ tiêu trồng lại và trồng mới rừng trên diện tích 1.000 ha. Qua đó, làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu của người dân thông qua việc phát triển kinh tế rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Nguyễn Nam

Có thể bạn quan tâm