Hậu Giang chăm lo đời sống đồng bào dân tộc Khmer

Hậu Giang chăm lo đời sống đồng bào dân tộc Khmer
Ảnh minh họa - TTXVN
Ảnh minh họa - TTXVN

Cùng với đó, Hậu Giang thường xuyên nắm tình hình, tập hợp tâm tư nguyện vọng của đồng bào dân tộc Khmer để kịp thời kiến nghị với cấp ủy, chính quyền giải quyết những nguyện vọng chính đáng trong đồng bào dân tộc; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh; đảm bảo nguồn vốn hỗ trợ được đầu tư đúng địa bàn, đúng đối tượng, đúng chế độ, chính sách quy định. 

Hậu Giang tiếp tục thực hiện các mô hình hiệu quả trong đồng bào Khmer như: mô hình tổ tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong đồng bào Khmer và vận động không vi phạm pháp luật tại thị trấn Bảy Ngàn và thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A; mô hình vận động đồng bào dân tộc Khmer không vi phạm pháp luật tại xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ. 

Ngoài ra, chính quyền địa phương cơ sở thường xuyên tổ chức đối thoại với hộ đồng bào Khmer nghèo, tăng cường các chính sách vay vốn, dạy nghề như sửa chữa xe máy, đan lát, may gia dụng, điện gia dụng… gắn với tạo việc làm ổn định. Tỉnh phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp, chăn nuôi, các mô hình luân canh, xen canh đã giúp đồng bào Khmer ổn định thu nhập, hướng đến giảm nghèo bền vững. 

Hậu Giang hiện có hơn hơn 26.000 người dân tộc Khmer sinh sống tại các địa phương, chiếm hơn 3% dân số toàn tỉnh. Năm 2016, từ Chương trình 135, tỉnh đã hỗ trợ cho đồng bào Khmer ở 29 ấp đặc biệt khó khăn để phát triển kinh tế với kinh phí hơn 7,5 tỷ đồng. Tỉnh cũng đã trực tiếp hỗ trợ cho gần 180 hộ đồng bào dân tộc để xây dựng nhà ở, mua đất sản xuất với kinh phí 4,5 tỷ đồng. Hậu Giang còn quan tâm bố trí kinh phí để xây dựng nhiều công trình giao thông nông thôn, trường mẫu giáo tại các địa phương có đông đồng bào dân tộc như huyện Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp góp phần chăm lo cuộc sống đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh ngày một tốt hơn. 

Đến nay toàn tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng giai đoạn 2016 – 2020 là gần 30.000 hộ, chiếm hơn 14%, trong đó hộ nghèo dân tộc Khmer là hơn 2.000 hộ.

Có thể bạn quan tâm