Bạc Liêu áp dụng các chính sách khuyến khích nuôi tôm theo công nghệ cao

Bạc Liêu áp dụng các chính sách khuyến khích nuôi tôm theo công nghệ cao
Người dân thành phố Bạc Liêu thu hoạch tôm . Ảnh: Huỳnh Sử - TTXVN
Người dân thành phố Bạc Liêu thu hoạch tôm . Ảnh: Huỳnh Sử - TTXVN
Để thực hiện đạt mục tiêu trên, Bạc Liêu tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện liên kết, tiêu thụ sản phẩm với người dân được hưởng chính sách theo quy định hiện hành; khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã, hiệp hội nuôi tôm công nghệ cao được hỗ trợ 100% chi phí xét nghiệm; tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng hiện hành đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, giúp các doanh nghiệp, người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; tham gia bảo hiểm tôm nuôi. Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh khâu liên kết và tổ chức sản xuất tổ hợp tác, hợp tác xã vùng nuôi tôm công nghệ cao, tiến tới thành lập Hiệp hội nuôi tôm công nghệ cao Bạc Liêu, nhằm khắc phục được các hạn chế do ảnh hưởng của tập quán sản xuất nhỏ lẻ. Đồng thời khuyến khích đẩy mạnh sản xuất theo hướng VietGAP, áp dụng khoa học - công nghệ, kỹ thuật canh tác và phát triển mô hình theo hướng cộng đồng Tỉnh cũng tổ chức liên kết giữa nông dân sản xuất mô hình với doanh nghiệp cung ứng con giống, vật tư sản xuất với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm để góp phần giảm chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ổn định, hiệu quả và nâng cao giá trị; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức sản xuất của tổ hợp tác, hợp tác xã hiện có, nhất là việc cung cấp dịch vụ đầu vào, tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên... Theo ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, qua 2 năm ứng dụng sản xuất, mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đã chứng minh được hiệu quả và tính bền vững. Với kết quả mang lại khả quan, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động, khích khuyến người dân tham gia, nhằm mở rộng diện tích đạt theo kế hoạch. Theo đó, tỉnh đang tập trung xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch, đến năm 2020 có từ 4 vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao trở lên; trong đó có 3 vùng nuôi trồng thủy sản và 1 vùng sản xuất giống thủy sản. Đến năm 2025 tỉnh có từ 10 vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao trở lên; trong đó có từ 9 vùng nuôi trồng thủy sản và 1 vùng sản xuất giống thủy sản, với quy mô đạt 2.070 ha, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến năm 2020 đạt 750 triệu USD và tỷ 1 USD năm 2025. Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi, mô hình sản xuất này còn gặp không ít khó khăn, như hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư hoàn thiện; nguồn điện phục vụ cho nuôi tôm chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất; vốn đầu tư lớn; mức độ ô nhiễm nguồn nước, môi trường cao, giá tôm nguyên liệu chưa ổn định làm ảnh hưởng đến tâm lý người nuôi… Hiện, Bạc Liêu có 7 công ty, doanh nghiệp và 155 hộ nuôi tôm theo mô hình ứng dụng công nghệ cao, với diện tích hơn 1.380 ha. Qua nhiều vụ nuôi, mô hình nuôi này cho kết quả khả quan, tôm nuôi hầu như ít bị bệnh dịch, tỷ lệ thành công chiếm khoảng 85 – 90 %, năng suất trung bình dao động 10 – 38 tấn/ha đất canh tác (80 - 100 tấn/ha mặt nước nuôi/năm 3 vụ đối với ao đất lót bạt và 150 – 180 tấn/ha mặt nước nuôi/năm 3 vụ đối với hình thức nuôi trên hồ tròn), lợi nhuận đạt hơn 50% so với tổng chi phí đầu tư.
Huỳnh Sử

Có thể bạn quan tâm