Chiêng Tha - báu vật của người Brâu ở Kon Tum

Một bộ chiêng Tha chỉ có 2 chiếc, gồm Chuar (vợ) và Jơliêng (chồng); cả hai đều không có núm (chiêng bằng), có kích cỡ khác nhau (Jơliêng to và dày hơn Chuar).

Chieng Tha - bau vat cua nguoi Brau o Kon Tum hinh anh 1
Theo quan niệm của người Brâu, mỗi tiếng chiêng Tha cất lên sẽ được các vị thần sông, thần suối chứng giám mang lại điều tốt lành, hạnh phúc cho bà con dân làng
 
Chieng Tha - bau vat cua nguoi Brau o Kon Tum hinh anh 2
Chiêng Tha được diễn tấu rất độc đáo, 2 người ngồi bệt xuống đất, quay mặt vào nhau, bàn chân nâng áp sát thành chiêng để ngắt tiếng 
 
Khi diễn tấu, 2 chiêng được treo lên theo hướng úp vào nhau. Người đánh dùi cái thúc âm ở mặt chiêng, còn người đánh dùi đực thúc dùi vào lòng chiêng. Họ ngồi bệt xuống đất, bàn chân nâng áp sát thành chiêng để ngắt tiếng, tạo âm sắc cho chiêng.

Chieng Tha - bau vat cua nguoi Brau o Kon Tum hinh anh 3
Bộ chiêng Tha gồm 2 chiếc: chiêng chồng và chiêng vợ 
 
Chieng Tha - bau vat cua nguoi Brau o Kon Tum hinh anh 4
Chiêng Tha là một trong những loại chiêng cổ nhất ở Tây Nguyên 
 
Khi diễn tấu, bao giờ chiêng vợ cũng lên tiếng trước, khi nhập được vào tiết tấu, rồi chiêng chồng mới tham gia. Nhiều năm qua, xã Bờ Y đã tích cực tuyên truyền, vận động các gia đình đang sở hữu chiêng Tha hiểu được giá trị văn hóa của loại chiêng này để bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa chiêng Tha…
Quang Thái

Tin liên quan

Dân tộc Brâu

Người Brâu chuyển cư vào Việt Nam cách đây khoảng 100 năm. Vùng Nam Lào và Ðông Bắc Campuchia là nơi sinh tụ của người Brâu. Hiện nay, đại bộ phận cộng đồng này vẫn quần cư trên lưu vực các dòng sông Xê Xan (Xê Ca Máng) và Nậm Khoong (Mê Kông).


Người Brâu

Người Brâu chuyển cư vào Việt Nam cách đây khoảng 100 năm. Vùng Nam Lào và Ðông Bắc Campuchia là nơi sinh tụ của người Brâu. Hiện nay, đại bộ phận cộng đồng này vẫn quần cư trên lưu vực các dòng sông Xê Xan (Xê Ca Máng) và Nậm Khoong (Mê Kông). Người Brâu có truyền thuyết Un cha đắc lếp (lửa bốc nước dâng) nói về nạn hồng thuỷ.



Đề xuất