Chiếc gùi trong đời sống của đồng bào Cơ-Tu

Chiếc gùi trong đời sống của đồng bào Cơ-Tu
Già Tongol Oi ở thôn Công Dồn, xã Zuôih, huyện Nam Giang (Quảng Nam) với các loại gùi do già tự đan
Già Tongol Oi ở thôn Công Dồn, xã Zuôih, huyện Nam Giang (Quảng Nam) với các loại gùi do già tự đan
Gùi của đồng bào Cơ-tu có trên 10 loại với nhiều mẫu mã khác nhau như: h’đool (dùng để đựng lúa), pr’eng (dùng đựng rau, củ, quả), p’rôm (dùng đựng trang sức, thổ cẩm), adong kiêr (gùi sắn), adong mặt (gùi củi), achuy (gùi thịt, cá), tàlét (dành cho đàn ông đựng dụng cụ cần thiết khi đi làm rẫy, đi săn…), t'mòi (dành cho phụ nữ chuyên mang quà hoặc khi múa "tung tung dá dá" trong lễ đâm trâu, lễ ăn cơm mới)…
Đàn ông Cơ-tu đan gùi truyền thống
Đàn ông Cơ-tu đan gùi truyền thống
Tùy vào mục đích, người Cơ-tu dùng gùi to hay nhỏ, vành kín hay hở, đẹp hay xấu…
Chiếc gùi không chỉ là vật dụng có ích trong lao động mà còn được sử dụng như một đạo cụ trong các lễ hội truyền thống
Chiếc gùi không chỉ là vật dụng có ích trong lao động mà còn được sử dụng
như một đạo cụ trong các lễ hội truyền thống
Gùi được đan công phu bằng mây cám, mây ró và mây song. Dây mang gùi được đan bằng mây xà phun, mây song hoặc bằng loại cây rừng có tên bhơnương. Khi không dùng, gùi được treo trên gác bếp. Vì vậy, gùi có màu cánh kiến, chắc bền và không bị mối mọt hay ẩm mốc…
Phụ nữ Cơ-tu thường mang gùi mỗi khi lên nương, rẫy
Phụ nữ Cơ-tu thường mang gùi mỗi khi lên nương, rẫy

Có thể bạn quan tâm