Chia sẻ kinh nghiệm sản xuất nấm theo hướng công nghệ cao

Chia sẻ kinh nghiệm sản xuất nấm theo hướng công nghệ cao
Ông Trần Văn Khởi, Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Công Mạo - TTXVN
Ông Trần Văn Khởi, Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Công Mạo - TTXVN
Thông tin tại diễn đàn cho thấy, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng lớn về sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu do có nguồn nguyên liệu là phế liệu, phế phụ phẩm nông nghiệp dùng để trồng nấm rất phong phú; nguồn lao động nông thôn dồi dào, điều kiện thời tiết thuận lợi cho phát triển nhiều chủng loại nấm và có thể trồng nấm quanh năm. Bên cạnh đó, Việt Nam đã cơ bản làm chủ công nghệ nhân giống và sản xuất nấm đối với các loại nấm chủ lực như: mộc nhĩ, nấm rơm, nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm linh chi các loại... với thị trường tiêu thụ nấm ngày càng rộng mở. Tuy nhiên, hoạt động trồng nấm ở nước ta trong nhiều năm qua còn khá thăng trầm, chưa phát huy hết thế mạnh. Người trồng nấm có thu nhập không ổn định và gặp nhiều rủi ro, thua lỗ, mất trắng. Sản lượng nấm trong nước tăng chậm và biến động theo từng năm, chưa tạo được sự hấp dẫn đối với người tiêu dùng trong nước và thế giới.
Đại biểu tham quan mô hình trình diễn trồng nấm rơm được giới thiệu tại Diễn đàn. Ảnh: Công Mạo - TTXVN
Đại biểu tham quan mô hình trình diễn trồng nấm rơm được giới thiệu tại Diễn đàn. Ảnh: Công Mạo - TTXVN
Bà Võ Thị Thanh Vân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, từ năm 2014 đến nay, diện tích trồng nấm ăn (chủ yếu là nấm rơm) trên địa bàn tỉnh An Giang không ngừng tăng lên. Năm 2014, diện tích trồng nấm đạt 300 ha, đến nay duy trì khoảng 400 ha. Kinh nghiệm sản xuất nấm không ngừng được cải tiến qua từng năm, nhờ đó sản lượng tăng dần trên 3.000 tấn năm 2014 lên 4.200 tấn năm 2018, năng suất trung bình đạt 10 tấn/ha. Bên cạnh đó, An Giang là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về sản xuất lúa gạo với sản lượng lúa hàng năm khoảng 4 triệu tấn, chiếm 9% tổng sản lượng lúa cả nước. Ngành công nghiệp chế biến lúa gạo trên địa bàn tỉnh cũng phát triển mạnh mẽ với hàng trăm doanh nghiệp chế biến và cơ sở xay xát, thải ra lượng trấu khoảng 800.000 tấn/năm. Đồng thời, một lượng lớn rơm rạ khổng lồ cũng cũng được sản sinh ra từ quá trình thú hoạch lúa, tương đương 2 triệu tấn/năm. Theo bà Vân, nguồn tài nguyên sinh khối từ phụ phẩm nông nghiệp là rất lớn; các phụ phẩm như trấu, rơm rạ, sản phẩm phụ từ cây màu,… được tận dụng, khai thác sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau đã góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho rằng, An Giang đã sớm nhận thức về các tác động môi trường phát sinh từ quá trình canh tác, chế biến lúa và ảnh hưởng khôn lường của biến đổi khí hậu. Trước đây, do chưa có quy hoạch cụ thể, chưa xác định được rõ ràng các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường nên việc sử dụng rơm rạ, mạt cưa, bã mía, cùi bắp, trấu… vào các mục đích không phù hợp.
Đại biểu tham quan mô hình trình diễn trồng nấm rơm được giới thiệu tại Diễn đàn. Ảnh: Công Mạo - TTXVN
Đại biểu tham quan mô hình trình diễn trồng nấm rơm được giới thiệu tại Diễn đàn. Ảnh: Công Mạo - TTXVN
Nhưng hiện nay, tỉnh An Giang đã ban hành "Chiến lược Quản lý và sử dụng năng lượng sinh khối từ chất thải của cây lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu" với mục tiêu đến năm 2020 cắt giảm phát thải nhà kính và giảm lượng khí thải nhà kính là 33.601 tấn CO2/năm và 300.888 tấn/CO2/năm, thông qua các biện pháp như thu gom và sử dụng hiệu quả rơm rạ, trấu và các phụ phẩm khác từ nuông nghiệp… Để đạt được mực tiêu nay, Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành nhiều chính sách thu hút, mời gọi doanh nghiệp liên hết tham gia chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các Viện, Trường Đại học trong và ngoài tỉnh nghiên cứu, thử nghiệm các mô hình trồng nấm ăn đạt hiệu quả cao… Tuy nhiên, hiện nay, địa phương đang gặp không ít khó khăn về giản pháp công nghệ, nguồn giống nấm, chính sách ưu đãi về vốn vay cho người trồng nấm,… nhằm tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm trong nông nghiệp để sản xuất nấm giúp nông dân sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Tại diễn đàn, các đại biểu tham dự cũng đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến quy trình sản xuất nấm không cần thanh trùng giá thể, các phương pháp xử lý phụ phẩm nông nghiệp làm giá thể để trồng nấm. Trong đó, vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đó là đổi mới công nghệ trồng nấm, đưa cơ giới hóa và tự động hóa vào sản xuất nấm, hướng tới trồng nấm sạch, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu… Ông Trần Văn Khởi, Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, nấm là mặt hàng thực phẩm và dược phẩm quý; thực tế, nghề trồng nấm đã phát triển rộng khắp các tỉnh phía Nam và đang mang lại hiệu quả tốt về mặt kinh tế và xã hội. Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất được khoảng 16 loại nấm; riêng các tỉnh phía Nam chủ yếu trồng nấm, rơm, nấm mộc nhĩ; các tỉnh phía Bắc chủ yếu trồng nấm hương, nấm sò, nấm linh chi... với sản lương nấm hàng năm đạt khoảng 250.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 25 - 30 triệu USD (không tính xuất khẩu tiểu ngạch). So với gạo xuất khẩu 600 USD/tấn, thì nấm bào ngư tươi xuất khẩu đạt 2.600 USD/tấn (gấp 3,1 lần),... Ngoài ra, trồng nấm còn giải quyết được vấn đề môi trường do lượng lớn phế liệu, phế phẩm nông, lâm nghiệp tạo ra, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Theo ông Khởi, diễn đàn là cơ hội để bà con nông dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cập nhật được các chủ trương, chính sách của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, cập nhật các ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nhằm xử lý phụ phẩm nông nghiệp vào sản xuất, chế biến nấm từ quy mô hô gia đình đến quy mô công nghiệp, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả cho người nông dân.
Công Mạo

Có thể bạn quan tâm