Chè Tam Đường – “Vàng xanh” ở Lai Châu

Nằm bên dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, khí hậu thuận lợi và chất đất màu mỡ, huyện Tam Đường (Lai Châu) có lợi thế lớn để phát triển các vùng chè theo hướng tập trung, sản xuất hàng hóa.

Che Tam Duong – “Vang xanh” o Lai Chau hinh anh 1Cán bộ ngành nông nghiệp Lai Châu hướng dẫn đồng bào kỹ thuật thu hái chè “1 tôm 2 lá”. Ảnh: Việt Hoàng

Tính đến hết tháng 7/2021, Tam Đường có gần 2.000 ha chè với các giống chính như Shan, Kim Tuyên, PH8… trong đó diện tích chè kinh doanh đạt 1.200 ha. Năm 2021, năng suất chè ước đạt 85 tạ/ha, sản lượng ước đạt 10.200 tấn. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, từ thu hái, bảo quản cho đến chế biến, sản phẩm chè Tam Đường luôn cho hương thơm, nước xanh, vị ngọt, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Một số sản phẩm chè Tam Đường giờ đã trở nên nổi tiếng như Ô Long, Kim Tuyên, Sencha, Matcha, Đông phương Mỹ Nhân…

Che Tam Duong – “Vang xanh” o Lai Chau hinh anh 2Một số sản phẩm chè Tam Đường giờ đã trở nên nổi tiếng như Ô Long, Kim Tuyên, Sencha, Matcha, Đông phương Mỹ Nhân. Ảnh: Việt Hoàng
Che Tam Duong – “Vang xanh” o Lai Chau hinh anh 3Những năm vừa qua, các công ty chè ở tỉnh Lai Châu rất chú trọng đầu tư công nghệ để sản xuất chè. Ảnh: Việt Hoàng

Để chè Tam Đường có chỗ đứng trên thị trường, huyện đã và đang chú trọng xây dựng nhãn hiệu, bao bì, thương hiệu; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến; đồng thời tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp kỹ thuật như thâm canh chăm sóc, thu hái, sơ chế biến chè, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Việt Hoàng

Tin liên quan

Khẳng định thương hiệu chè đặc sản Shan tuyết Na Hang

Huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang hiện có trên 1.300 ha chè Shan tuyết, được trồng chủ yếu ở các xã Sinh Long, Hồng Thái và Sơn Phú. Niềm vui lớn đến với người trồng chè nơi đây khi Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa ký quyết định chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm chè Shan tuyết Na Hang, qua đó, mở ra hướng phát triển “đột phá” mới cho người trồng chè nơi đây.


Khẳng định giá trị và thương hiệu chè Phìn Hồ

Hà Giang có hai sản phẩm đạt OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 5 sao cấp quốc gia năm 2020 đó là Trà xanh hộp 100gr và Hồng trà hộp 100gr. Hai sản phẩm này của Hợp tác xã chế biến chè Phìn Hồ, huyện Hoàng Su Phì.


Lai Châu công bố sản phẩm OCOP năm 2020

Chiều 13/12, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025 và năm 2021; dự toán ngân sách nhà nước và kế hoạch đầu tư công năm 2021; công bố quyết định sản phẩm OCOP tỉnh Lai Châu năm 2020.


Chè Shan tuyết Tủa Chùa

Nằm ở độ cao 1.400 m so với mực nước biển, huyện Tủa Chùa (Điện Biên) được thiên nhiên ban tặng cho giống chè quý hiếm - chè Shan Tuyết.


Phát triển thương hiệu chè Shan tuyết Na Hang

Huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang hiện có trên 1.300 ha chè Shan tuyết, được trồng chủ yếu ở các xã Sinh Long, Hồng Thái và Sơn Phú. Do được trồng ở độ cao 800 - 1.000 mét so với mực nước biển, với tiểu vùng khí hậu quanh năm mát mẻ, bốn mùa mây phủ, nên cây chè Shan tuyết ở huyện Na Hang có mùi thơm rất đặc trưng, vị đậm, nước xanh.


Lai Châu chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu chè sạch cho xuất khẩu

Hiện nay, thương hiệu chè Lai Châu đã và đang khẳng định vị thế trên thị trường trong, ngoài nước với các sản phẩm đa dạng, chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, chè Lai Châu đang được các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã (gọi chung là doanh nghiệp) xuất sang thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), châu Âu, Trung Đông…


Vùng chè cổ trên đỉnh Tả Liên Sơn

Vùng chè cổ thụ trên đỉnh Tả Liên Sơn có diện tích khoảng 34 ha, phân bố ở 5 bản: Lùng Trù Hồ Pên, Tả Lèng I, Tả Lèng II, Pho Lao Chải và Lùng Than Lao Chải, thuộc địa bàn xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu).



Đề xuất