Champa Amaravati House - Ốc đảo Chăm giữa lòng Hội An

Nếu có dịp đến Hội An (Quảng Nam), du khách sẽ có cơ hội tham quan không gian văn hóa Champa Amaravati house (còn gọi là Ốc đảo Chăm), nơi chia sẻ những ký ức, những câu chuyện giá trị về văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm.

Champa Amaravati House - Oc dao Cham giua long Hoi An hinh anh 1Nghệ sĩ Kiều Maily giới thiệu văn hóa Chăm tới du khách…. Ảnh: Ninh Kiều

Champa Amaravati house được thiết kế như một bảo tàng nhỏ với nhiều loại nhạc cụ truyền thống, những bộ trang phục, những hiện vật gia dụng, những hình ảnh tiêu biểu về các lễ hội quan trọng trong đời sống của đồng bào Chăm… Đến với Champa Amaravati house, du khách còn được trải nghiệm những nét đặc trưng của người Chăm, từ ẩm thực, các câu chuyện lịch sử, văn hóa… đến âm nhạc, những điệu múa truyền thống.

Champa Amaravati House - Oc dao Cham giua long Hoi An hinh anh 2Du khách nước ngoài đến Champa Amaravati house trải nghiệm không gian văn hóa Chăm giữa lòng Hội An. Ảnh: Ninh Kiều
Champa Amaravati House - Oc dao Cham giua long Hoi An hinh anh 3Champa Amaravati house được thiết kế như một bảo tàng nhỏ về văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm…. Ảnh: Ninh Kiều

Như một trung tâm văn hóa Chăm giữa lòng Hội An, Champa Amaravati house đã đón nhiều du khách đến từ khắp nơi trên thế giới. Chỉ trong một buổi tham quan, du khách được trải nghiệm một nền văn hóa vô cùng phong phú và độc đáo. Điều mà trước đây chỉ được biết đến qua những bức tượng ở Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng hoặc tham quan Khu di tích Mỹ Sơn huyền thoại...

Ninh Kiều

Tin liên quan

Bình Thuận bảo tồn và phát triển nghề gốm truyền thống của người Chăm

Nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Chăm, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận vừa phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển nghề gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình.


Trưng bày chuyên đề Di sản văn hóa Chăm Ninh Thuận – Quảng Nam

Nhân kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 – 16/4/2021) và hướng tới kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2021), sáng 16/4, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận) phối hợp với Bảo tàng tỉnh Quảng Nam tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Di sản văn hóa Chăm Ninh Thuận – Quảng Nam”.


Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận

Trong số các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận thì đồng bào Chăm có trên 84.800 người, chiếm 12% dân số toàn tỉnh. Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận có nét văn hóa sắc thái rất đặc trưng, mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, trong những năm qua, các giá trị văn hóa của đồng bào Chăm có nguy cơ bị mai một, rất cần được bảo tồn bài bản.


Bảo vật Chăm trên đất Bình Định

Bảo tàng tổng hợp Bình Định hiện đang lưu giữ, trưng bày 4 hiện vật được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia, đều là những tác phẩm điêu khắc độc đáo của người Chăm, có niên đại gần 1.000 năm gồm: phù điêu nữ thần Mahishasuramardini (được công nhận năm 2015), phù điêu thần Brahma (được công nhận năm 2016) và cặp phù điêu chim thần Garuda diệt rắn (được công nhận cuối năm 2017).


Trưng bày chuyên đề “Gốm Chăm xưa và nay”

Ngày 8/12, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận) tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Gốm Chăm xưa và nay”.



Đề xuất