Cây đót giúp đồng bào vùng cao Trà Bồng tăng thu nhập

Cây đót giúp đồng bào vùng cao Trà Bồng tăng thu nhập
Bình quân mỗi ngày, mỗi người có thể thu hoạch từ 20-40 kg đót tươi. Đót năm nay khá đẹp nên vì thế giá bán nhỉnh hơn các năm trước, dao động từ 5.000 - 6.000 đồng/kg tươi, người dân bỏ túi từ 100.000- 240.000 đồng/ngày. Một yếu tố khác khiến đót tăng giá là do diện tích đót tự nhiên ngày càng bị thu hẹp bởi việc trồng keo lai khiến sản lượng bị sụt giảm, khan hiếm.

Bà Hồ Thị Thọ, xã Trà Sơn cho hay, nghỉ ăn Tết dài không lên rừng lên rẫy nên bà con không có tiền tiêu. May nhờ có đót, hái bán được nhiều nên gia đình rất phấn khởi.

Các đầu nậu cũng tranh thủ gom đót từ người dân để phơi khô bán lại cho thương lái dưới xuôi kiếm lời. Ngày nhiều, mỗi cơ sở có thể thu mua hơn 100 kg đót. Nhờ tiết trời nắng ráo thuận lợi, nên chất lượng đót cũng khá đảm bảo.
 
Sau khi thu hoạch đót được phơi khô để bán cho thương lái. Ảnh: Phước Ngọc-TTXVN
Sau khi thu hoạch đót được phơi khô để bán cho thương lái.
Ảnh: Phước Ngọc-TTXVN

Ông Nguyễn Tấn Dũng, Chủ cơ sở thu mua đót tại xã Trà Sơn cho bày tỏ: "nắng chừng nào thì tốt chừng nấy vì thường người ta mua người ta coi cái bông đót, nếu trắng trẻo thì có giá cao còn ngược lại đen, mốc (gặp mưa không khô được) thì bị ép giá thấp. Đót là nguyên liệu chính dùng để bó thành chổi, nhiều cơ sở sản xuất quy mô lớn bên cạnh việc đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước, còn xuất cả sản phẩm này sang thị trường nước ngoài."

Đót phơi khô được buộc lại thành bó có giá từ 500.000 – 600.000 đồng/mét (đo vòng tròn  theo kiểu đo quần áo bằng  thước dây), cao gấp đôi mọi năm nên rất có giá trị kinh tế. Tiện hơn cả là người dân không phải mất thời gian và công sức vận chuyển vì thương lái thường lên tận nơi để chở, nhiều lúc không đủ số lượng để bán cho họ.

Một số hộ “sở hữu” những rẫy đót trồng thì vui như mở cờ trong bụng vì nguồn cung dồi dào hơn. Vụ đót thường kéo dài từ tháng Chạp  đến hết tháng 3 Âm lịch hằng năm, bởi sau quãng thời gian đó, đót trổ bông thì sẽ không khai thác được nữa. /.

Sau Tết là thời điểm người dân vùng cao Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi bước vào vụ khai thác đót tự nhiên. Đây chính là “lộc rừng” đem lại cho bà con nguồn thu nhập đáng kể.

Bình quân mỗi ngày, mỗi người có thể thu hoạch từ 20-40 kg đót tươi. Đót năm nay khá đẹp nên vì thế giá bán nhỉnh hơn các năm trước, dao động từ 5.000 - 6.000 đồng/kg tươi, người dân bỏ túi từ 100.000- 240.000 đồng/ngày. Một yếu tố khác khiến đót tăng giá là do diện tích đót tự nhiên ngày càng bị thu hẹp bởi việc trồng keo lai khiến sản lượng bị sụt giảm, khan hiếm.

Bà Hồ Thị Thọ, xã Trà Sơn cho hay, nghỉ ăn Tết dài không lên rừng lên rẫy nên bà con không có tiền tiêu. May nhờ có đót, hái bán được nhiều nên gia đình rất phấn khởi.

Các đầu nậu cũng tranh thủ gom đót từ người dân để phơi khô bán lại cho thương lái dưới xuôi kiếm lời. Ngày nhiều, mỗi cơ sở có thể thu mua hơn 100 kg đót. Nhờ tiết trời nắng ráo thuận lợi, nên chất lượng đót cũng khá đảm bảo.

Ông Nguyễn Tấn Dũng, Chủ cơ sở thu mua đót tại xã Trà Sơn cho bày tỏ: "nắng chừng nào thì tốt chừng nấy vì thường người ta mua người ta coi cái bông đót, nếu trắng trẻo thì có giá cao còn ngược lại đen, mốc (gặp mưa không khô được) thì bị ép giá thấp. Đót là nguyên liệu chính dùng để bó thành chổi, nhiều cơ sở sản xuất quy mô lớn bên cạnh việc đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước, còn xuất cả sản phẩm này sang thị trường nước ngoài."

Đót phơi khô được buộc lại thành bó có giá từ 500.000 – 600.000 đồng/mét (đo vòng tròn  theo kiểu đo quần áo bằng  thước dây), cao gấp đôi mọi năm nên rất có giá trị kinh tế. Tiện hơn cả là người dân không phải mất thời gian và công sức vận chuyển vì thương lái thường lên tận nơi để chở, nhiều lúc không đủ số lượng để bán cho họ.

Một số hộ “sở hữu” những rẫy đót trồng thì vui như mở cờ trong bụng vì nguồn cung dồi dào hơn. Vụ đót thường kéo dài từ tháng Chạp  đến hết tháng 3 Âm lịch hằng năm, bởi sau quãng thời gian đó, đót trổ bông thì sẽ không khai thác được nữa. 
Vĩnh Trọng
TTXVN

Có thể bạn quan tâm