Cao Bằng tiếp tục rà soát giảm số lượng cấp phó, tinh giản biên chế theo lộ trình

Ngày 4/11, Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết các đề án về sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và xóm, tổ dân phố theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Cao Bang tiep tuc ra soat giam so luong cap pho, tinh gian bien che theo lo trinh hinh anh 1Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng Trần Hồng Minh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Chu Hiệu-TTXVN

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh đề nghị các cấp, ngành, địa phương tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức trong các cấp ủy, tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân, tạo sự thống nhất ý chí, hành động trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội về việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo chủ trương của Chính phủ, Đề án, phương án của tỉnh Cao Bằng.

Về mô hình, các cấp, ngành tiếp tục thực hiện các mô hình kiêm nhiệm chức danh như hiện nay. Cán bộ được giao đảm nhiệm vị trí chức danh kiêm nhiệm cần nâng cao tinh thần chủ động, nghiên cứu phương pháp điều hành khoa học, khắc phục khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, các cấp, ngành, địa phương tiếp tục rà soát tổ chức bộ máy một số cơ quan, đảng bộ trực thuộc cấp tỉnh; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy bên trong các cơ quan, đơn vị, đảm bảo các đầu mối tổ chức để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Trung ương; tiếp tục rà soát giảm số lượng cấp phó, tinh giản biên chế theo lộ trình gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức sau sắp xếp, kiện toàn; đẩy mạnh hơn nữa việc phân công, phân cấp, cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành.

Cao Bang tiep tuc ra soat giam so luong cap pho, tinh gian bien che theo lo trinh hinh anh 2Lãnh đạo tỉnh Cao Bằng tặng bằng khen các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Chu Hiệu- TTXVN

Tính đến năm 2021, tỉnh Cao Bằng đã thực hiện giảm được 128 biên chế so với 1.275 biên chế giao năm 2015 theo tinh Nghị quyết 39-NQ/TW, đạt tỷ lệ giảm 10,04%; giảm được 12,6 tỷ đồng do giảm phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý, giảm biên chế.

Tỉnh thực hiện giữ nguyên số lượng, sở, ban, ngành; tổ chức bên trong thuộc các sở, ngành, UBND huyện, thành phố còn 283/417, giảm 134 đơn vị, đạt 107%; Lãnh đạo các sở, ngành, UBND huyện, thành phố giảm 20/145 vị trí, đạt 68%. Vị trí lãnh đạo quản lý giảm 246 vị trí, đạt 133%. Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập còn 633/833, giảm 200 đơn vị; Giảm 600 vị trí lãnh đạo, đạt 120,5% so với Đề án.

Đến hết năm 2020, giảm 1.782 biên chế, đạt 10% so với số biên chế sự nghiệp giao năm 2015; giảm 4,8 tỷ đồng kinh phí hoạt động.

Giai đoạn 2019-2020, toàn tỉnh có 1.462 xóm, tổ dân phố, giảm 1.025 xóm so với trước sáp nhập. Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở xóm, tổ dân phố sau sắp xếp là 8.888 người, giảm 15.691 người.

Chu Hiệu

Tin liên quan

Xác định tuổi để hưởng chính sách về hưu trước tuổi đối với trường hợp tinh giản biên chế

Theo văn bản hướng dẫn về việc xác định tuổi hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại Nghị định số 143/2020/NĐ-CP do Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ký ban hành ngày 24/8, với đối tượng tinh giản biên chế có tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường, trường hợp có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của năm thực hiện tinh giản biên chế quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì tùy từng trường hợp cụ thể được hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại khoản 2 hoặc khoản 4 Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP).


Cải cách hành chính tại Thành phố Hồ Chí Minh: Tinh giản biên chế gắn với đẩy mạnh phân cấp ủy quyền

Tinh giản biên chế gắn với đẩy mạnh phân cấp ủy quyền là nội dung quan trọng trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước. Thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh nền hành chính công; trong đó, tập trung vào nhóm giải pháp tinh giản biên chế gắn với đẩy mạnh phân cấp ủy quyền, đặc biệt là khi Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh vừa được Quốc hội thông qua.


Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tinh giản biên chế

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 02/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế. Chỉ thị nêu rõ, từ nay đến năm 2021, mỗi năm bộ, ngành, địa phương thực hiện giảm 1,5 - 2% biên chế công chức, biên chế sự nghiệp được giao năm 2015.


Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Nhiều trở ngại khi tinh giản biên chế

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, tính đến ngày 11/1, đã có 25 lượt Bộ, ngành và 79 lượt địa phương thực hiện tinh giản biên chế năm 2015, 2016 với tổng số đối tượng giải quyết tinh giản biên chế là 9.595 người; trong đó khối Đảng, đoàn thể là 339 người; khối hành chính là 1.204 người; khối sự nghiệp là 5.999 người; khối cán bộ, công chức cấp xã 2.004 người; doanh nghiệp nhà nước 49 người. Câu chuyện tinh giản biên chế vài năm lại được đặt ra và chưa bao giờ là dễ dàng. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đã dành thời gian trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam.



Đề xuất