Cao Bằng nâng cao đời sống và bảo tồn văn hóa người Lô Lô

Những nếp nhà truyền thống của người Lô Lô tại xóm Cà Đổng, xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm Ảnh: An Thành Đạt
Những nếp nhà truyền thống của người Lô Lô tại xóm Cà Đổng, xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm Ảnh: An Thành Đạt
Ngày 31/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2086/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025. Đề án thực hiện tại 194 thôn, bản của các dân tộc thiểu số rất ít người trên địa bàn 12 tỉnh của cả nước, trong đó có người Lô Lô ở tỉnh Cao Bằng.
Những nếp nhà truyền thống của người Lô Lô tại xóm Cà Đổng, xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm Ảnh: An Thành Đạt
Những nếp nhà truyền thống của người Lô Lô tại xóm Cà Đổng, xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm Ảnh: An Thành Đạt

Từng bước cải thiện đời sống của người Lô Lô

Người Lô Lô ở Cao Bằng (chủ yếu là người Lô Lô đen - thuộc nhóm dân tộc có dân số dưới 10.000 người) gồm 528 hộ, khoảng 2.807 nhân khẩu, sinh sống tại 11 xóm vùng cao thuộc các xã: Hồng Trị, Kim Cúc, Cô Ba (huyện Bảo Lạc) và Đức Hạnh (huyện Bảo Lâm). Do trình độ dân trí thấp, kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi nên đời sống người Lô Lô nơi đây còn nhiều khó khăn.

Để nâng cao đời sống người Lô Lô nói riêng, các dân tộc thiểu số trên địa bàn nói chung, nhiều năm qua, Cao Bằng đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nông, lâm nghiệp. Đến nay, tại nhiều xã có người Lô Lô sinh sống, hệ thống cơ sở hạ tầng đã cơ bản được hoàn thiện. Đường ô tô vào trung tâm xóm, trường học các cấp được xây mới; trạm y tế đảm bảo trang thiết bị khám bệnh cho người dân; nhiều hộ được cấp bể chứa nước sạch sinh hoạt... Hiện chỉ còn 4 xóm: Cà Đổng, Cà Pẻn A, Cà Pẻn B và Cà Mèn của xã Đức Hạnh (huyện Bảo Lâm) chưa có điện lưới quốc gia…

Bà Lý Thị Bôn ở xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc chăn nuôi bò thịt cho thu nhập cao. Ảnh: An Thành Đạt
Bà Lý Thị Bôn ở xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc chăn nuôi bò thịt cho thu nhập cao. Ảnh: An Thành Đạt
Tỉnh Cao Bằng cũng triển khai nhiều chính sách như: hỗ trợ mở rộng diện tích trồng lúa nước và phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà; hỗ trợ chuyển đổi diện tích trồng lúa nương sang trồng sắn; khuyến khích trồng cây sa mộc, hồi... Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Ích Chánh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bảo Lạc cho biết: nhờ các chương trình, dự án như Chương trình 135, 30a, 134… của Nhà nước, đời sống của người Lô Lô ở Cao Bằng đã không ngừng được cải thiện. Bộ mặt nhiều vùng nông thôn đã thay đổi, chất lượng dân số tăng dần, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 68,4%. Người Lô Lô ở xóm Ngàm Lồm thuộc xã Cô Ba đã được hỗ trợ 2,5 triệu đồng để di rời chuồng trại; được vay vốn phát triển sản xuất, chăn nuôi. Ngàm Lồm giờ thay đổi nhiều lắm! Xóm đã có đường ô tô được rải đá, có 4 bể chứa nước sạch, người dân được khám bệnh; nhiều hộ đã biết làm kinh tế để vươn lên thoát nghèo, điển hình là hộ gia đình anh La Văn Đoàn, thu nhập trên 70 triệu đồng/năm.

Người Lô Lô ở xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc chuyển đổi diện tích lúa nương sang trồng sắn cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: An Thành Đạt
Người Lô Lô ở xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc chuyển đổi diện tích lúa nương sang trồng sắn cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: An Thành Đạt

Bảo tồn văn hóa truyền thống để xóa nghèo bền vững

Trong các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thì người Lô Lô còn giữ được các nét đặc trưng văn hóa đặc sắc của mình như: tiếng nói, trang phục, kiến trúc, các nghi thức tế lễ như tế thần đất, cầu mưa, thờ thần đá, cúng ma khô. Đặc biệt, trống đồng, bảo vật vô giá về vật chất và tinh thần của người Lô Lô vẫn được duy trì, giữ gìn.
Người Lô Lô ở Cao Bằng có nhiều nghề thủ công truyền thống như dệt, đan lát, thêu thổ cẩm... phục vụ nhu cầu gia đình và bày bán tại các chợ phiên để nâng cao thu nhập. Ảnh: An Thành Đạt
Người Lô Lô ở Cao Bằng có nhiều nghề thủ công truyền thống như dệt, đan lát, thêu thổ cẩm... phục vụ nhu cầu gia đình và bày bán tại các chợ phiên để nâng cao thu nhập. Ảnh: An Thành Đạt

Người Lô Lô là tộc người duy nhất đến nay vẫn lưu giữ trống đồng trong sinh hoạt đời thường. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng tỉnh Cao Bằng luôn tạo điều kiện để các cấp chính quyền địa phương phối hợp với đồng bào tổ chức các lễ hội truyền thống, duy trì nghề dệt vải. Chính quyền đã hỗ trợ để đưa nhiều đoàn nghệ nhân của người Lô Lô tham gia hội thi, hội diễn các làn điệu dân ca, trang phục truyền thống ở trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, chính quyền cũng hỗ trợ đồng bào xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc bảo tồn những ngôi nhà truyền thống và những nét văn hóa đặc trưng của người Lô Lô để làm dịch vụ phát triển du lịch.

"Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025 sẽ là ‘đòn bẩy’ giúp người Lô Lô chuyển biến về trình độ sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo tồn văn hóa truyền thống, tạo cơ hội phát triển ngang bằng với các dân tộc khác trong vùng" - Ông Đào Văn Mái, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng. Ảnh: An Thành Đạt
"Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025 sẽ là ‘đòn bẩy’ giúp người Lô Lô chuyển biến về trình độ sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo tồn văn hóa truyền thống, tạo cơ hội phát triển ngang bằng với các dân tộc khác trong vùng" - Ông Đào Văn Mái, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng. Ảnh: An Thành Đạt

Mặc dù đời sống của người Lô Lô đã được cải thiện nhiều nhưng so với các dân tộc khác trong tỉnh Cao Bằng, sự chênh lệch về khoảng cách phát triển vẫn còn khá lớn. Theo ông Đào Văn Mái, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, tỉnh đang bước đầu triển khai Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025. Với 8,4 tỷ đồng kinh phí từ Đề án, tỉnh sẽ hỗ trợ mỗi hộ người Lô Lô 10 triệu đồng để chăn nuôi gia súc, trồng cây; 7 triệu đồng/hộ để làm chuồng trại, ao nuôi thủy sản. Ngoài ra, nguồn vốn từ Đề án còn hỗ trợ xây nhà văn hóa, bảo tồn các làng nghề, khôi phục lễ hội truyền thống.

Người Lô Lô ở xã Hồng Trị thanh toán tiền điện cho nhân viên ngành điện huyện Bảo Lạc. Ảnh: An Thành Đạt
Người Lô Lô ở xã Hồng Trị thanh toán tiền điện cho nhân viên ngành điện huyện Bảo Lạc. Ảnh: An Thành Đạt

Cơ sở vật chất dành cho người Lô Lô đã có bước phát triển rõ rệt. Trong ảnh: Trẻ em sinh hoạt ngày hè tại điểm trường xóm Ngàm Lồm. Ảnh: An Thành Đạt
Cơ sở vật chất dành cho người Lô Lô đã có bước phát triển rõ rệt. Trong ảnh: Trẻ em sinh hoạt ngày hè tại điểm trường xóm Ngàm Lồm. Ảnh: An Thành Đạt

Người Lô Lô ở xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc được cấp bể chứa nước sạch sinh hoạt. Ảnh: An Thành Đạt Cán bộ y tế xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc khám sức khỏe cho trẻ em người Lô Lô. Ảnh: An Thành Đạt Cán bộ Đồn biên phòng Cô Ba (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng) phổ biến kiến thức an ninh - quốc phòng cho người Lô Lô ở xóm Ngàm Lồm, xã Cô Ba, góp phần giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Ảnh: An Thành Đạt
Người Lô Lô ở xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc được cấp bể chứa nước sạch sinh hoạt. Ảnh: An Thành Đạt
 
Người Lô Lô ở xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc được cấp bể chứa nước sạch sinh hoạt. Ảnh: An Thành Đạt Cán bộ y tế xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc khám sức khỏe cho trẻ em người Lô Lô. Ảnh: An Thành Đạt Cán bộ Đồn biên phòng Cô Ba (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng) phổ biến kiến thức an ninh - quốc phòng cho người Lô Lô ở xóm Ngàm Lồm, xã Cô Ba, góp phần giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Ảnh: An Thành Đạt
Cán bộ y tế xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc khám sức khỏe cho trẻ em người Lô Lô. Ảnh: An Thành Đạt
 
Người Lô Lô ở xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc được cấp bể chứa nước sạch sinh hoạt. Ảnh: An Thành Đạt Cán bộ y tế xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc khám sức khỏe cho trẻ em người Lô Lô. Ảnh: An Thành Đạt Cán bộ Đồn biên phòng Cô Ba (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng) phổ biến kiến thức an ninh - quốc phòng cho người Lô Lô ở xóm Ngàm Lồm, xã Cô Ba, góp phần giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Ảnh: An Thành Đạt
Cán bộ Đồn biên phòng Cô Ba (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng) phổ biến kiến thức an ninh - quốc phòng cho người Lô Lô ở xóm Ngàm Lồm, xã Cô Ba, góp phần giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Ảnh: An Thành Đạt
Đầu tư trên mọi lĩnh vực cho người Lô Lô - một trong những dân tộc có dân số dưới 10.000 người là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Không chỉ giúp người Lô Lô thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu, chậm phát triển, Đề án còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, giúp người Lô Lô hòa nhập với các cộng đồng dân tộc khác trong tỉnh, tăng cường khối đại đoàn kết, góp phần giữ vững an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
 
Hữu Hải – Nông Văn Đạt – An Thành Đạt
(DTMN)

Có thể bạn quan tâm