Cảnh báo bệnh đạo ôn trên lúa và cách phòng trừ

Cảnh báo bệnh đạo ôn trên lúa và cách phòng trừ
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng kỹ thuật là một trong các giải pháp nhằm hạn chế sự lây lan của mầm bệnh trên lúa. Ảnh : Tuấn Anh-TTXVN
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng kỹ thuật là một trong các giải pháp nhằm hạn chế sự lây lan của mầm bệnh trên lúa. Ảnh : Tuấn Anh-TTXVN

Trước tình hình bệnh đạo ôn phát sinh gây hại và có nguy cơ lây lan trên diện rộng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh đã chỉ đạo các địa phương có bệnh trên lúa tập trung xử lý dứt điểm bệnh đạo ôn và hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ.
Theo đó, khi phát hiện bệnh, nông dân ngừng bón đạm, không phun các loại phân bón qua lá có chứa đạm, duy trì mực nước mặt ruộng 3-5cm tạo điều kiện thuận lợi cho lúa đẻ nhánh, phát huy hiệu lực của thuốc trừ bệnh. Cùng đó, nông dân tiến hành xử lý bằng các loại thuốc có nhóm hoạt chất: Isoprothiolare, Propiconazole, Tricyclazole, Fenoxanil; các loại thuốc thương phẩm hiện có trên địa bàn tỉnh như: Beam 75WP, Kasoto 200SC, Filia 525SC, Feno Super 268 WP, Sako 25WP… Nông dân cần phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện, trời tạnh ráo, phun ướt đều bộ lá, sau khi phun thuốc 5-7 ngày điều tra nếu thấy vết bệnh cấp tính thì tiến hành xử lý thuốc lần 2. Đối với những diện tích lúa bị nhiễm bệnh nặng đã có biểu hiện lụi, ngành nông nghiệp khuyến cáo cần tiến hành cắt bỏ lá bị bệnh vùi sâu vào đất hoặc phơi khô đem đốt để hạn chế nguồn bệnh trên đồng ruộng sau đó mới tiến hành phun thuốc. 
Phan Quân

Có thể bạn quan tâm