Cần Thơ đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Cần Thơ đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Trang thiết bị hiện đại phục vụ việc giảng dạy, đào tạo nghề cho các học viên, sinh viên tại Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ. Ảnh: An Hiếu
Trang thiết bị hiện đại phục vụ việc giảng dạy, đào tạo nghề cho các học viên, sinh viên tại Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ. Ảnh: An Hiếu

Bằng nhiều cách làm phù hợp, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của thành phố Cần Thơ đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đến nay, thành phố Cần Thơ đã mở được gần 1.180 lớp đào tạo nghề cho hơn 40.000 lao động với tổng kinh phí 145 tỷ đồng. Trong đó, có gần 880 lao động là đồng bào dân tộc Khmer được đào tạo nghề và giải quyết việc làm, tập trung chủ yếu ở địa bàn nông thôn thuộc các quận, huyện như: Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh...

Cán bộ Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên huyện Cờ Đỏ hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò tại gia đình chị Thạch Thị Xà Lan, dân tộc Khmer ở ấp Thới Trường 1, xã Thới Xuân. Ảnh: An Hiếu Bà Thạch Thị Đầm, dân tộc Khmer (bên trái) cùng với các thành viên Tổ hợp tác đan lát lục bình ở ấp Thới Hòa, thị trấn Cờ Đỏ phơi các sản phẩm sau khi đan. Ảnh: An Hiếu
Cán bộ Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên huyện Cờ Đỏ hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò tại gia đình chị Thạch Thị Xà Lan, dân tộc Khmer ở ấp Thới Trường 1, xã Thới Xuân. Ảnh: An Hiếu
 
Cán bộ Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên huyện Cờ Đỏ hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò tại gia đình chị Thạch Thị Xà Lan, dân tộc Khmer ở ấp Thới Trường 1, xã Thới Xuân. Ảnh: An Hiếu Bà Thạch Thị Đầm, dân tộc Khmer (bên trái) cùng với các thành viên Tổ hợp tác đan lát lục bình ở ấp Thới Hòa, thị trấn Cờ Đỏ phơi các sản phẩm sau khi đan. Ảnh: An Hiếu
Bà Thạch Thị Đầm, dân tộc Khmer (bên trái) cùng với các thành viên Tổ hợp tác đan lát lục bình ở ấp Thới Hòa, thị trấn Cờ Đỏ phơi các sản phẩm sau khi đan.  Ảnh: An Hiếu

Lao động người dân tộc trên địa bàn thành phố Cần Thơ được đào tạo các ngành nghề gắn với điều kiện canh tác đặc thù của từng địa phương như chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất cá giống… Một số nghề phi nông nghiệp như may dân dụng, đan lát, sửa xe máy… cũng được đồng bào dân tộc quan tâm theo học. Nhiều địa phương còn gắn công tác dạy nghề với thị trường lao động và tiêu thụ sản phẩm, góp phần tạo thu nhập ổn định và giải quyết việc làm trên địa bàn. Điển hình như bà Thạch Thị Đầm, người dân tộc Khmer, thành viên Tổ hợp tác đan lát lục bình ở ấp Thới Hòa, thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, hiện đang có thêm thu nhập 2 - 3 triệu đồng/tháng từ nghề đan lục bình; chị Thạch Thị Xà Lan, người dân tộc Khmer ở ấp Thới Trường 1, xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ nhờ được hướng dẫn kỹ thuật nuôi bò, đời sống cải thiện rõ rệt...

Tổ hợp tác đan lát lục bình tại ấp Thới Hòa B, thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ giúp cho nhiều hội viên là đồng bào dân tộc Khmer có việc làm và thu nhập ổn định. Ảnh: An Hiếu Cán bộ Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên huyện Cờ Đỏ tìm hiểu nhu cầu học nghề của bà con dân tộc Khmer tại ấp Thới Hòa B, thị trấn Cờ Đỏ. Ảnh: An Hiếu Khu hướng dẫn, giải quyết chế độ việc làm cho người lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Cần Thơ. Ảnh: An Hiếu
Tổ hợp tác đan lát lục bình tại ấp Thới Hòa B, thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ giúp cho nhiều hội viên là đồng bào dân tộc Khmer có việc làm và thu nhập ổn định.  Ảnh: An Hiếu
 
Tổ hợp tác đan lát lục bình tại ấp Thới Hòa B, thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ giúp cho nhiều hội viên là đồng bào dân tộc Khmer có việc làm và thu nhập ổn định. Ảnh: An Hiếu Cán bộ Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên huyện Cờ Đỏ tìm hiểu nhu cầu học nghề của bà con dân tộc Khmer tại ấp Thới Hòa B, thị trấn Cờ Đỏ. Ảnh: An Hiếu Khu hướng dẫn, giải quyết chế độ việc làm cho người lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Cần Thơ. Ảnh: An Hiếu
Cán bộ Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên huyện Cờ Đỏ tìm hiểu nhu cầu học nghề của bà con dân tộc Khmer tại ấp Thới Hòa B, thị trấn Cờ Đỏ.  Ảnh: An Hiếu
 
Tổ hợp tác đan lát lục bình tại ấp Thới Hòa B, thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ giúp cho nhiều hội viên là đồng bào dân tộc Khmer có việc làm và thu nhập ổn định. Ảnh: An Hiếu Cán bộ Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên huyện Cờ Đỏ tìm hiểu nhu cầu học nghề của bà con dân tộc Khmer tại ấp Thới Hòa B, thị trấn Cờ Đỏ. Ảnh: An Hiếu Khu hướng dẫn, giải quyết chế độ việc làm cho người lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Cần Thơ. Ảnh: An Hiếu
Khu hướng dẫn, giải quyết chế độ việc làm cho người lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Cần Thơ.  Ảnh: An Hiếu

Theo ông Đào Minh Lợi, Trưởng phòng Lao động - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ, thành phố đang thực hiện đào tạo theo nhu cầu của người lao động và thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Bằng những cách làm phù hợp, tỷ lệ lao động có việc làm trên địa bàn liên tục tăng. Nếu như giai đoạn 2010 - 2015, tỷ lệ này là trên 73% thì đến giai đoạn 2016 - 2018, đạt gần 83%. Năm 2018, nhiều địa phương đạt tỷ lệ khá cao như: Quận Cái Răng (98%), huyện Vĩnh Thạnh (96%), huyện Thới Lai (89%), huyện Phong Điền (85%)...
 
Phúc Thanh – An Hiếu
Báo in T10/2019

Có thể bạn quan tâm