Cần Thơ bố trí 3,6 tỷ đồng thực hiện Chương trình OCOP

UBND thành phố Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch thực hiện đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2022.

Can Tho bo tri 3,6 ty dong thuc hien Chuong trinh OCOP hinh anh 1Sản phẩm OCOP quận Ninh Kiều trưng bày tại Hội nghị đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP của quận năm 2021. Ảnh: baocantho.com.vn

Theo đó, thành phố phấn đấu tiêu chuẩn hóa 41 sản phẩm hiện có, phát triển và củng cố các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP, bao gồm các doanh nghiệp, các hợp tác xã, triển khai phát triển 1 làng nghề tranh gạo, phát triển thêm từ 20 đến 25 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 4 sao trở lên; trong đó, có từ 1 đến 2 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, phấn đấu mỗi quận, huyện có ít nhất 2 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên.

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình OCOP năm 2022 là 3,6 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách là 2,52 tỷ đồng, chiếm 70%, vốn huy động xã hội hóa là trên 1 tỷ đồng, chiếm 30%.

Để đạt được mục tiêu nói trên, UBND thành phố Cần Thơ đã đề ra các nội dung, kế hoạch thực hiện như: đẩy mạnh việc điều hành tổ chức thực hiện và tuyên truyền, đào tạo tập huấn.

Cùng với đó, triển khai Chương trình OCOP của thành phố thông qua việc đẩy mạnh tuyên truyền hướng dẫn về Chương trình OCOP, nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm, kế hoạch kinh doanh, triển khai phương án, dự án sản xuất kinh doanh, đánh giá và xếp hạng sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến thương mại...

Mặt khác, củng cố, phát triển các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP như: hỗ trợ các đối tượng, tổ chức đã tham gia OCOP, phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự tham gia lớn hơn của cộng đồng; nâng cấp hoàn thiện cơ sở sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn của các nhà sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh một số hợp tác xã có điều kiện và năng lực...

Đặc biệt, UBND thành phố cũng giao Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành phố chịu trách nhiệm chính đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng, địa phương trong việc tham mưu chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình OCOP- CT năm 2022, giao trách nhiệm đối với các sở ban ngành, quận huyện tăng cường phối hợp, triển khai thực hiện.

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành phố Cần Thơ, đến cuối năm 2021 thành phố Cần Thơ đã công nhận 41 sản phẩm OCOP, gồm 25 sản phẩm 4 sao và 16 sản phẩm 3 sao của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hộ dân và hợp tác xã.

Quận Thốt Nốt là địa phương dẫn đầu thành phố với 21 sản phẩm, trong đó có 12 sản phẩm 4 sao, chiếm gần 50% sản phẩm OCOP được xếp hạng 4 sao của thành phố Cần Thơ.

Ngọc Thiện

Tin liên quan

Đắk Nông khẳng định giá trị thương hiệu cho sản phẩm OCOP

Sau hơn 3 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của nhiều người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tại tỉnh Đắk Nông. Đến nay, chương trình đã mang lại những thành công bước đầu, với nhiều sản phẩm OCOP ra đời.


Thái Nguyên có thêm 53 sản phẩm đạt chuẩn OCOP

Sau hai năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay tỉnh Thái Nguyên có 129 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP. Riêng năm 2021, tỉnh công nhận 53 sản phẩm; trong đó, có 22 sản phẩm đạt 4 sao, 31 sản phẩm đạt 3 sao.


Đưa sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh đồng bằng sông Hồng đến với người dân Thủ đô

Ngày 20/12, đông đảo các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, hợp tác xã đã tham dự hội thảo giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Đồng bằng sông Hồng do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương và UBND quận Tây Hồ tổ chức.


Cần Thơ có thêm 14 sản phẩm OCOP

UBND thành phố Cần Thơ vừa ban hành Quyết định số 3588/QĐ-UBND, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thành phố Cần Thơ năm 2021. Theo đó, thành phố công nhận 14 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 và 4 sao.



Đề xuất