Cần sớm thống nhất chương trình đào tạo Phật giáo Nam tông Khmer

Cần sớm thống nhất chương trình đào tạo Phật giáo Nam tông Khmer
Toàn cảnh tọa đàm khoa học “Chất lượng giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer: thực trạng và giải pháp”
Toàn cảnh tọa đàm khoa học “Chất lượng giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer: thực trạng và giải pháp”

Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thường trực Hội đồng trị sự, Phó ban Giáo dục Tăng ni Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho biết: Toàn Nam bộ hiện nay có 457 ngôi chùa Khmer, có khoảng 10.000 vị sư, mỗi chùa luôn có trường lớp. Hàng năm có khoảng 42.400 tăng sinh, học sinh theo học các lớp Khmer ngữ, Pali, Vini... Lâu nay, giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer đã đóng góp tích cực trong hành trình phật giáo đồng hành cùng dân tộc. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer cần phải đổi mới để đáp ứng như cầu mới, vừa gắn trách nhiệm đối với giáo pháp, gắn trách nhiệm với dân tộc. Muốn như vậy, trước hết phải định hướng, cải cách nội dung, chương trình...; để giáo dục vừa mang tính thực tiễn cả đạo và đời, hiện tại và tương lai.
 
Ban chứng minh tọa đàm khoa học về "Chất lượng giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer: thực trạng và giải pháp"
Ban chứng minh tọa đàm khoa học về "Chất lượng giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer: thực trạng và giải pháp"

Hòa thượng Danh Lung cho rằng: Cần đổi mới và thống nhất chương trình, xây dựng chương trình phục vụ nhiều hình thức đào tạo như chính quy, tập trung, học ngắn hạn...; chương trình tích hợp cho sơ cấp, trung cấp gắn liền phật học với thế học, kết hợp với nghề truyền thống. Bên cạnh đó, các chương trình phải mang tính liên thông từ trung cấp lên các cấp cao hơn. Phân ban giáo dục Phật học Nam tông Khmer kết hợp với các trường đại học mở các lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ giảng viên, quản lý.
 
Hòa thượng Thích Giác Toàn đọc diễn văn khai mạc tọa đàm
Hòa thượng Thích Giác Toàn đọc diễn văn khai mạc tọa đàm

Để nâng cao hiệu quả giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer, Phó giáo sư, Tiến sỹ Phạm Tiết Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh cho rằng: Ngoài việc phải giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống mang sắc thái riêng của đồng bào Khmer Nam bộ, hệ phái Nam tông Khmer thì cần có những thay đổi chuyển biến tích cực, phù hợp với tình hình mới của đất nước và thế giới.
 
Theo Phó giáo sư, Tiến sỹ Phạm Tiết Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh, việc thống nhất các chương trình cơ sở, sơ cấp Phật học Nam tông Khmer là cần thiết. Tuy nhiên, sự thống nhất này phải được xác lập trên nhiều phương diện, với một độ mở nhất định về thời gian, về các môn học..; tùy vào chất lượng, trình độ của tăng sinh, vào điều kiện của đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất của đơn vị đào tạo.
 
Hòa thượng Danh Lung, Phó trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương đọc báo cáo đề dẫn tọa đàm khoa học “Chất lượng giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer: thực trạng và giải pháp”
Hòa thượng Danh Lung, Phó trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương đọc báo cáo đề dẫn tọa đàm khoa học “Chất lượng giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer: thực trạng và giải pháp” 

Về góc độ quản lý, Thượng tọa, Tiến sỹ Thích Phướng Đạt, Phó ban kiêm Chánh thư ký Ban giáo dục Tăng ni Trung ương, cho rằng: Do số lượng chư tăng Khmer dao động, không mang tính ổn định (sau khi tu báo hiếu xong có thể hoàn tục), nên cần nghiên cứu chương trình giáo dục phù hợp để có nguồn nhân lực thích hợp để điều hành và quản lý giáo dục, thích ứng với nhu cầu phát triển xã hội.
 
Tiến sỹ Trần Thanh Pôn phát biểu ý kiến, trao đổi một số nội dung trong việc học và dạy học, phương pháp tổ chức giảng dạy
Tiến sỹ Trần Thanh Pôn phát biểu ý kiến, trao đổi một số nội dung trong việc học và dạy học, phương pháp tổ chức giảng dạy
Ông Thạch Mu Ni, Vụ phó Vụ Tôn giáo Dân tộc - Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ phát biểu ý kiến về giáo dục Phật giáo Nam tông Khmẻ đi đôi với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Khmer
Ông Thạch Mu Ni, Vụ phó Vụ Tôn giáo Dân tộc - Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ phát biểu ý kiến về giáo dục Phật giáo Nam tông Khmẻ đi đôi với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Khmer

Cùng quan điểm này, ông Sơn Cao Thắng, Trường Đại học Trà Vinh cho rằng cần xác định ngay từ đầu việc đào tạo tăng sinh Khmer dựa trên truyền thống văn hóa tôn giáo tộc người. Các tăng sinh Khmer sau quá trình tu học nếu hết căn duyên sẽ hoàn tục, cho nên việc đào tạo ngoài hướng đến kiến thức Phật giáo cần lồng ghép vào bài giảng những kỹ năng và kiến thức khoa học xã hội của cuộc sống đời thường; xây dựng khung chương trình có các môn như tin học, kỹ năng đánh chữ Khmer trên máy tính, ngoại ngữ, óc sáng tạo, mỹ thuật, thủ công mỹ nghệ...
 
Ông Lý Thành Hưng Hiệu trưởng Trường Trung cấp Pali Nam Bộ phát biểu ý kiến
Ông Lý Thành Hưng Hiệu trưởng Trường Trung cấp Pali Nam Bộ phát biểu ý kiến
Buổi tòa đàm có sự tham gia từ sinh viên, cựu sinh viên Đại học Trà Vinh
Buổi tòa đàm có sự tham gia từ sinh viên, cựu sinh viên Đại học Trà Vinh

Chia sẻ tại tọa đàm, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhận định: Qua các tham luận, ý kiến góp ý của các đại biểu, Trung ương Giáo hội ghi nhận và xem đây là kim chỉ nam quý báu để Ban giáo dục Tăng ni Trung ương, Phân Ban giáo dục Nam tông Khmer làm cơ sở biên soạn tài liệu và sắp xếp chương trình Phật học các cấp cho phù hợp với hệ thống giáo dục chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tăng thêm tính bền vững, liên kết  với nhau qua các lớp, các trường Phật học trong khu vực, cũng như tính văn hóa, giáo dục biệt truyền của Phật giáo Nam tông Khmer./.

Có thể bạn quan tâm