Cần sớm khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông ở huyện miền núi Sông Hinh

Cần sớm khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông ở huyện miền núi Sông Hinh
Đứng trên đám sắn vài tháng tuổi của gia đình nằm sát bờ sông Nhau, ông Võ Văn Hùng ở thôn Lộc Giang, xã Sơn Giang, huyện Sông Hinh chỉ tay ra giữa lòng sông nói, ngày trước bờ sông nằm cách bờ hiện giờ từ 25 đến 30 mét. 

Đất trồng mía của ông Võ Văn Hùng ở thôn Lộc Giang, xã Sơn Giang bị sạt lở một đoạn dài gần 100 m.
Đất trồng mía của ông Võ Văn Hùng
ở thôn Lộc Giang, xã Sơn Giang bị sạt lở một đoạn dài gần 100 m.

Diện tích trồng sắn của gia đình anh Võ Văn Hùng đang canh tác gần 3 hecta nhưng có đến 2 điểm bờ sông Nhau bị sạt lở từ 80 mét đến hơn 100 mét. Anh Hùng cho biết mỗi năm khi có lũ về dòng sông dâng nước lên, làm ngập bờ nhưng lúc đó chưa bị sạt, thường khi nước rút rồi mới bị khá nặng. Mỗi năm khi bị như vậy diện tích đất của gia đình anh Hùng mất từ 2 đến 3 sào. 

Theo anh Phạm Quốc Thông, Chủ tịch UBND xã Sơn Giang thì dòng sông qua địa bàn xã khoảng 2 cây số và hàng năm đất sản xuất canh tác hai bên bờ sông mất dần. Đặc biệt trong những năm gần đây do ảnh hưởng biến đổi khí hậu dẫn đến 67 hộ bị ảnh hưởng với diện tích đất đã mất hơn 10 hecta. 
Bình quân mỗi năm huyện Sông Hinh mất 3 ha đất sản xuất do các bờ sông bị sạt lở.
 Bình quân mỗi năm huyện Sông Hinh mất 3 ha đất sản xuất do
các bờ sông bị sạt lở.

Anh Phạm Quốc Thông chia sẻ, năm 2014, UBND huyện Sông Hinh có hỗ trợ cây giống cho người dân khôi phục sản xuất, tuy nhiên việc làm này chỉ có tính chất nhất thời. “Chúng tôi đã kiến nghị các cấp thẩm quyền có biện pháp khắc phục. Trước mắt tiếp tục hỗ trợ sản xuất cho bà con có đất bị xâm thực; về lâu dài nên phối hợp với thủy điện Vĩnh Sơn (nhà máy thủy điện Sông Hinh hoạt động trên địa bàn xã - PV) xây dựng bờ kè dọc theo sông Nhau”, a nh Phạm Quốc Thông nói. 

Tuy vậy, khu vực bị nặng nhất thuộc xã Đức Bình Đông và Đức Bình Tây với chiều dài bờ sông Ba bị sạt lở nhiều đoạn trên tổng chiều dài hơn 7 cây số. 

Anh Y BLao, Bí thư chi bộ buôn Mả Vôi, xã Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh nói, t rước đây bờ sông nằm cách đây 50 mét nhưng mỗi lần thủy điện xả lũ làm nước dâng và thường ảnh hưởng xâm thực vào bờ từ 3 đến 4 mét. Cứ như vậy bờ sông bị sạt lở. 

Theo UBND huyện Sông Hinh, tình trạng sạt lở bờ các con sông đã làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của hơn 2.800 người dân. Hiện còn gần 600 hộ dân thuộc các xã Đức Bình Đông, Đức Bình Tây và Sơn Giang đang sống dọc theo sông thường bị lũ đe dọa nhưng chưa thể di dời đến nơi ở mới. 
Bờ sông Nhau bị sạt lở và xâm thực đã cuốn trôi 10 ha đất sản xuất của người dân xã Sơn Giang, huyện Sông Hinh.
 Bờ sông Nhau bị sạt lở và xâm thực đã cuốn trôi 10 ha đất sản xuất
của người dân xã Sơn Giang, huyện Sông Hinh. 

Phó chủ tịch UBND huyện Sông Hinh ông Trần Thanh Định cho biết, mùa mưa năm 2009 khi nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ lưu lượng 14.500 m3/giây dẫn đến tình trạng xâm thực mạnh bờ sông Ba rất nặng, một số khu dân cư bị lũ chia cắt và trực tiếp đe dọa đời sống của người dân. 

“Vào mùa lụt mới sạt lở nhưng lớn nhất là khi lụt đã qua rồi; có nghĩa là khi lụt nước ngấm dần, sau khi mực nước rút xuống thì bắt đầu mới sạt lở. Nếu nắng hạn gay gắt và lũ lụt kéo dài thì sạt lở càng lớn. Bình quân mỗi năm ở Sông Hinh mất hơn 3 hecta đất canh tác”, ông Trần Thanh Định nói. 
Bờ sông Nhau bị sạt lở và xâm thực đã cuốn trôi 10 ha đất sản xuất của người dân xã Sơn Giang, huyện Sông Hinh.
Bờ sông Nhau bị sạt lở và xâm thực đã cuốn trôi 10 ha đất sản xuất
của người dân xã Sơn Giang, huyện Sông Hinh. 

Năm 2010, UBND tỉnh Phú Yên chủ trương cho phép huyện Sông Hinh triển khai các dự án di dân ra khỏi vùng ngập lụt đến nơi ở mới với dự toán kinh phí gần 134 tỷ đồng. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ mới thực hiện được một dự án di dân buôn Mả Vôi thuộc xã Đức Bình Tây. Theo đó, dự án này rộng 7,6 hecta có tổng kinh phí hơn 20 tỷ đồng và bước đầu di dời gần 80 hộ ở buôn Mả Vôi cũ vào khu định cư mới, cách nơi ở cũ khoảng một cây số. Mặc dù được định cư nơi mới nhưng người dân thường về nơi ở cũ để canh tác hoa màu dọc theo sông Ba. 

Để giải quyết tình hình trên, ông Trần Thanh Định cho biết, tùy theo mức độ sạt lở ở từng điểm khác nhau, tỉnh nên quan tâm sớm để làm khu định cư bảo vệ người dân. Trước mắt, huyện có giải pháp chuyển dân theo hướng xen ghép. Theo đó, di chuyển dân ra các trục đường chính, cách bờ sông Ba khoảng 2 cây số để dân vừa có nơi ở ổn định, vừa có thể trở về nơi ở cũ để sản xuất được. Hoặc có nơi trong mùa lụt phải di chuyển dân đến ở tạm trong gia đình các dòng họ, sau mùa lụt sẽ về nơi ở cũ. Riêng ở xã Sơn Giang đã lập những điểm tái định cư nhỏ dựa theo các kênh tưới chứ không làm khu tái định cư vì Sơn Giang có công trình thủy lợi sau thủy điện Sông Hinh nên có điều kiện canh tác thuận lợi cây công nghiệp ngắn ngày như mía, thuốc lá. Tuy nhiên nguyện vọng của dân là có một chỗ ở ổn định../. 

TTXVN

Có thể bạn quan tâm