![]() |
Phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tôc thiểu số ở Gia Lai. Ảnh: Văn Thông- TTXVN |
Các tỉnh Tây Nguyên đã quan tâm chỉ đạo, làm tốt công tác tuyên truyền, huy động sự tham gia của toàn xã hội, nhất là vai trò chủ thể của người dân. Người dân đã tự nguyện hiến đất, giải phóng mặt bằng, góp ngày công lao động, tiền của vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã đầu tư xây dựng trên 1.045 mô hình sản xuất hiệu quả, chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Đặc biệt, ở nhiều vùng nông thôn của vùng Tây Nguyên, nông dân đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; quy mô chăn nuôi đã chuyển dần từ nhỏ lẻ lên quy mô trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm chuyển biến đời sống ở vùng nông thôn.
Năm 2015, các tỉnh Tây Nguyên phấn đấu có thêm từ 40 xã đạt 19 tiêu chí của chuẩn nông thôn mới và huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đạt tiêu chuẩn huyện nông thôn mới đầu tiên ở vùng Tây Nguyên./.