Các nhà nghiên cứu Israel phát triển phương pháp mới thu hoạch dòng điện trực tiếp từ rong biển

Các nhà nghiên cứu Israel đã phát triển phương pháp mới hiệu quả và thân thiện môi trường trong việc thu hoạch dòng điện trực tiếp từ rong biển Đây là phương pháp do các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Technion và Viện Nghiên cứu hải dương và địa chất học (IOLR) phối hợp phát triển.

Cac nha nghien cuu Israel phat trien phuong phap moi thu hoach dong dien truc tiep tu rong bien hinh anh 1Theo một thỏa thuận song phương, Việt Nam sẽ cử công nhân sang Israel để học hỏi các kỹ thuật nông nghiệp được sử dụng tại Israel - Nguồn: Netafim

Theo thông tin công bố ngày 28/12 trên tạp chí chuyên ngành cảm biến sinh học và điện tử sinh học, các nhà nghiên cứu đã sử dụng loài rong biển Ulva, thường được gọi là rau diếp biển, làm nguồn quang hợp mới cho dòng điện, tạo ra các phân tử truyền electron đến một điện cực. Kỹ thuật này tạo ra dòng điện lớn hơn 1.000 lần so với dòng điện do vi khuẩn lam (cyanobacteria) tạo ra, ngang bằng với dòng điện thu được từ công nghệ hấp thu năng lượng mặt trời tiêu chuẩn.

Trong bóng tối, rong biển tạo ra dòng điện bằng một nửa dòng điện thu được trong ánh sáng. Phương pháp mới không sử dụng thêm hóa chất và được coi là phương pháp thân thiện với môi trường vì rong biển không thải ra carbon vào ban ngày và thậm chí trong quá trình tăng trường, loài thực vật này có chức năng hấp thụ carbon từ khí quyển và giải phóng oxy. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã chế tạo một thiết bị nguyên mẫu thu thập trực tiếp dòng điện từ rong biển Ulva đã tăng trưởng.

Trước đây, các nhà nghiên cứu đã phát triển công nghệ để thu dòng điện và nhiên liệu hydro từ vi khuẩn lam, còn được gọi là tảo xanh lam. Tuy nhiên, điểm trừ của phương pháp này là lượng dòng điện thu được từ vi khuẩn lam bị giảm trong bóng tối do không có quá trình quang hợp.

Trần Quang


Tin liên quan

Nghiên cứu tại Israel: Tiêm mũi tăng cường sử dụng vaccine của Pfizer có thể chống chọi với biến thể Omicron

Các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Sheba (Israel) ngày 11/12 công một kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy tiêm mũi tăng cường sử dụng vaccine của Pfizer có thể làm tăng đáng kể khả năng chống chọi với Omicron, tuy nhiên so với Delta, hiệu quả "phòng vệ" vaccine của Pfizer trước Omicron lại thấp hơn 4 lần.



Đề xuất