Các cơ sở y tế sẵn sàng cấp cứu người say nắng, sốc nhiệt, đột quỵ

Thời gian gần đây, thời tiết tại nhiều vùng trên cả nước có nắng nóng diện rộng, ảnh hưởng tới sinh hoạt người dân và môi trường làm việc. Tại khu vực miền Bắc và miền Trung, đợt nắng nóng cao điểm với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 40 độ C đang ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân. Đây là đợt nắng nóng diện rộng kéo dài nhất từ đầu năm đến nay ở khu vực miền Bắc và miền Trung.

Cac co so y te san sang cap cuu nguoi say nang, soc nhiet, dot quy hinh anh 1Người tham gia giao thông phải che chắn kỹ khi di chuyển trên đường Hoàng Diệu. Ảnh: Tuấn Đức - TTXVN

Để phòng, chống nắng nóng cho người bệnh và nhân viên y tế, tại văn bản gửi đến giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các trường đại học, giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, ngày 21/5, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) yêu cầu các cơ sở y tế tập huấn lại kỹ năng cấp cứu người say nắng, sốc nhiệt và đặc biệt là đột quỵ; sẵn sàng cấp cứu kịp thời người bệnh.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh thủ trưởng đơn vị khẩn trương thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu tại viện và ngoại viện; tập huấn lại kỹ năng cấp cứu người say nắng, sốc nhiệt và đặc biệt là đột quỵ; sẵn sàng cấp cứu kịp thời người bệnh; phối hợp với các đơn vị truyền thông, trung tâm y tế dự phòng... trên địa bản tuyên truyền, vận động người dân chủ động phòng chống nắng nóng và thay đổi môi trường nhiệt độ đột ngột.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu các đơn vị đánh giá lại thật chính xác tiêu chí A1.2 "Người bệnh, người nhà người bệnh được chờ đợi trong phòng đầy đủ tiện nghi và được vận chuyển phù hợp với tình trạng bệnh tật” trong Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam 2.0 để bổ sung, khắc phục ngay cơ sở hạ tầng nếu chưa làm hoặc xuống cấp (các tiểu mục số 4, 6, 10, 18...); khẩn trương lắp đặt ngay mái che lối đi giữa các khối nhà và tại các khu vực ngoài trời có tập trung đông người nhà người bệnh.

Các cơ sở y tế rà soát thực trạng thông khí tại các khu vực có nhiều người bệnh như sảnh chờ, hành lang... và các khoa điều trị, buồng bệnh, phòng hành chính...; lập kế hoạch bổ sung quạt, điều hòa cho các khu vực cần thiết; huy động các nguồn kinh phi mua quạt trần, quạt thông gió, quạt hơi nước hoặc máy điều hòa trong khả năng nguồn lực của bệnh viện.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cũng yêu cầu bảo đảm cung cấp đầy đủ nước uống miễn phí cho người bệnh và người nhà người bệnh tại các khoa lâm sàng, sảnh chờ; bổ sung cây nước uống tại các vị trí còn thiếu hoặc có nhu cầu tăng cao trong ngày nắng nóng như yêu cầu trong tiêu chí A2.4 “Người bệnh được hưởng các tiện nghi bảo đảm sức khỏe, nâng cao thể trạng và tâm lý” tại tiểu mục 5, 11, 12... ; duy trì bệnh viện xanh, sạch đẹp theo hướng dẫn trong tiêu chí A3.1 “Người bệnh được điều trị trong môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp" và bổ sung cây xanh nếu cần thiết.

Đối với các bệnh viện có nguồn lực hạn chế hoặc gặp khó khăn trong công tác đấu thầu: phân công lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa phòng và phòng tổ công tác xã hội huy động các nguồn lực xã hội hóa, nhà hảo tâm, doanh nghiệp... chung tay, chia sẻ khó khăn cùng bệnh viện; đầu tư, tài trợ các phương tiện quạt, điều hòa, cây nước uống... nhằm phục vụ, nâng cao sự hài lòng người bệnh, nhân viên y tế.

PV

Tin liên quan

Đề phòng sốc nhiệt vì nắng nóng, cẩn trọng với tác hại của tia cực tím

Ngày 29/6, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo các tỉnh, thành phố có chỉ số nóng bức (HI- Heat Index) đạt mức 41-54 (mức nguy hiểm) gồm: Thủ đô Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Hà Tĩnh, thành phố Đà Nẵng và thành phố Quy Nhơn (Bình Định). Tại mức nhiệt này, người dân có khả năng bị say nắng, kiệt sức vì nóng, thậm chí có thể bị sốc nhiệt nếu tiếp xúc với nắng nóng hoặc hoạt động thể chất kéo dài.


Các bệnh viện triển khai nhiều biện pháp chống nóng cho người bệnh và người nhà người bệnh

Thời điểm này, miền Bắc và Bắc Trung Bộ đang trải qua đợt nắng nóng cao điểm, nhiều nơi nhiệt độ lên tới 40 độ C, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Trước tình hình đó, để chủ động phòng, chống nắng nóng cho người dân khi đến khám chữa bệnh, nhiều bệnh viện đã chủ động triển khai các giải pháp nhằm phòng tránh tác hại nắng nóng gây ra, góp phần chăm sóc tốt sức khỏe cho người dân.


Đề phòng hỏa hoạn và bảo vệ sức khỏe trong những ngày nắng nóng

Bắc Bộ và Trung Bộ đang xảy ra nắng nóng trên diện rộng với nền nhiệt luôn ở mức cao từ 37-40 độ C. Thời tiết nắng nóng gây nguy cơ cao về hỏa hoạn và ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần tăng cường các biện pháp đề phòng cháy nổ và bảo vệ sức khỏe trong những ngày này.



Đề xuất