Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa mưa bão

Bộ Y tế cho biết, trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải... theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ là sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ...

Cac bien phap phong, chong dich benh mua mua bao hinh anh 1Các lực lượng dọn dẹp bùn đất tại khu vực 2 bên bờ sông Hương khi nước lũ rút. Ảnh: Tường Vi - TTXVN

Để chủ động phòng tránh dịch trong mùa mưa bão, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như sau:

Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.

Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.

Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.

Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, người dân cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

TTXVN

Tin liên quan

Quảng Bình nỗ lực ổn định đời sống cho đồng bào người Rục sau lũ

Nhờ sự nỗ lực của chính quyền địa phương, sự sẻ chia của các tổ chức thiện nguyện, đặc biệt là sự sát cánh, đồng hành của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cà Xèng (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình) nên không có người dân ở ba bản Ón, Yên Hợp và Mò O Ồ Ồ (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) bị đói, bị rét.


Quảng Trị nỗ lực cứu lúa sau lũ lụt

Đợt mưa lũ từ ngày 2 - 5/9 đã khiến gần 4.500 ha lúa Hè Thu 2019 của tỉnh Quảng Trị bị chìm sâu trong nước; trong đó nhiều diện tích bị mất trắng do lúa mọc mầm và hư hại. Riêng ngày 6/9, ngay sau khi nước rút, các ngành chức năng và người dân Quảng Trị khẩn trương thu hoạch và phơi, sấy lúa nhằm hạn chế thiệt hại.


Giải quyết nỗi lo sau lũ ở Đắk Lắk

Từ ngày 6/8 đến ngày 8/8, tại tỉnh Đắk Lắk, mưa lớn đã gây ngập lụt trên diện rộng gây thiệt hại nhiều tài sản, ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Trong đó, huyện biên giới Ea Súp bị thiệt hại nặng nề nhất. Hiện nước đã rút nhưng người dân, chính quyền nơi đây vẫn bộn bề nỗi lo sau lũ dữ.



Đề xuất