Cả nước có 514 ca COVID-19 mới; số ca nặng tăng nhẹ

Cả nước có 514 ca COVID-19 mới; số ca nặng tăng nhẹ

Chiều 25/10, Bộ Y tế cho biết, số mắc mới COVID-19 trong ngày là 514 ca, hơn 400 bệnh nhân khỏi và số bệnh nhân nặng tăng nhẹ.

Cả nước có 514 ca COVID-19 mới; số ca nặng tăng nhẹ ảnh 1Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng tại bệnh viện Phổi Thanh Hoá. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 11.498.047 ca mắc, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 115/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.196 ca mắc).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 446 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 10.601.535 ca.

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 68 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 58 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 3 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 6 ca.

Trong ngày 25/10 không ghi nhận ca tử vong.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.161 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca mắc.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 138/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Trong ngày 24/10 có 109.775 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 261.406.795 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 221.309.641 liều: Mũi 1 là 71.069.322 liều; Mũi 2 là 68.644.172 liều; Mũi bổ sung là 14.501.290 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 51.090.032 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 16.004.825 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.325.166 liều: Mũi 1 là 9.112.860 liều; Mũi 2 là 8.886.098 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.326.208 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 16.771.988 liều: Mũi 1 là 9.875.329 liều; Mũi 2 là 6.896.659 liều.

Theo Bộ Y tế, trong nước, mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc; tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp; khả năng bảo vệ miễn dịch giảm theo thời gian và độ bao phủ vaccine; khả năng đáp ứng và các biện pháp phòng, chống dịch...

Do đó Hệ thống đáp ứng phòng, chống dịch từ trung ương đến địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh; tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là tiêm vaccine phòng COVID-19 và truyền thông nâng cao trách nhiệm, ý thức người dân, cộng đồng và xã hội.

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19.

PV

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm