Cà Mau phát triển giống gia cầm năng suất cao gắn với chăn nuôi an toàn sinh học

Giai đoạn 2023-2030, tỉnh Cà Mau định hướng phát triển con giống gia cầm (gà, vịt...) đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng cao để cung ứng cho chăn nuôi. Phổ biến nhất là ứng dụng các giống gà, giống vịt siêu thịt, siêu trứng như: gà lông màu thả vườn (gà Nòi, Nòi lai, Tàu vàng, Lương Phượng; vịt Hòa Lan, Super M, Xiêm Pháp, vịt biển)...

Ca Mau phat trien giong gia cam nang suat cao gan voi chan nuoi an toan sinh hoc hinh anh 1Tỉnh Cà Mau chú trọng phát triển nguồn giống vịt siêu thịt, siêu trứng để cung ứng cho chăn nuôi nông hộ. Ảnh: Kim Há-TTXVN

Để đạt năng suất cao trong chăn nuôi thì khâu quan trọng là chọn con giống chất lượng, sạch bệnh, phù hợp với điều kiện của địa phương, gắn với chăn nuôi an toàn sinh học, thích ứng biến đổi khí hậu để mở rộng phát triển giống trong dân.

Cùng đó là thực hiện quản lý giống gia cầm theo mô hình tháp; đẩy mạnh áp dụng các quy trình chọn tạo giống, sử dụng công thức lai giống phù hợp cho từng vùng sinh thái, từng phương thức chăn nuôi và phân khúc thị trường; đồng nhất về sản phẩm chăn nuôi.

Ca Mau phat trien giong gia cam nang suat cao gan voi chan nuoi an toan sinh hoc hinh anh 2Trên địa bàn tỉnh hiện chưa có trang trại chăn nuôi gà, vịt tập trung quy mô công nghiệp, phần lớn là chăn nuôi theo hình thức nông hộ. Ảnh: Kim Há-TTXVN

Tỉnh khuyến khích các trang trại, nông hộ phát triển đàn gia cầm bố mẹ đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng giống và không sử dụng gia cầm thương phẩm để làm giống bố mẹ. Đồng thời, địa phương quan tâm đến việc hỗ trợ giống gà, vịt hậu bị cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất giống; tổ chức, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống.

Qua rà soát, tỉnh có hơn 84 nghìn hộ nuôi gia cầm, quy mô trên 3 triệu con, tổng đàn xuất chuồng đạt trung bình trên 5 triệu con/năm, nhưng chủ yếu là hình thức chăn nuôi nông hộ. Đến nay, tỉnh chưa có trang trại chăn nuôi theo quy mô công nghiệp.

Ca Mau phat trien giong gia cam nang suat cao gan voi chan nuoi an toan sinh hoc hinh anh 3Tỉnh Cà Mau chú trọng phát triển nguồn giống vịt siêu thịt, siêu trứng để cung ứng cho chăn nuôi nông hộ. Ảnh: Kim Há-TTXVN

Hơn nữa, trên địa bản còn thiếu cơ sở sản xuất giống gia cầm nên nguồn giống phần lớn được sản xuất và cung ứng từ các hộ chăn nuôi trong tỉnh, chất lượng con giống chưa đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn dịch bệnh chưa được kiểm soát chặt chẽ. Điều này làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chăn nuôi, nguồn giống gia cầm của tỉnh khó cạnh tranh với nguồn giống nhập tỉnh.

Từ thực tế trên, UBND tỉnh Cà Mau định hướng đến năm 2030 nhu cầu nguồn giống gia cầm (gà, vịt) cung ứng phục vụ cho hoạt động sản xuất chăn nuôi với số lượng đạt gần 9,5 triệu con.

Kim Há

Tin liên quan

Hướng chăn nuôi nông hộ tới sản xuất hàng hóa và an toàn sinh học

Tại hội nghị trực tuyến "Tổng kết thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ, giai đoạn 2015-2020 và đề xuất giai đoạn 2021-2025" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 11/6, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi nông hộ thời gian tới phải hướng đến sản xuất chuyên nghiệp hơn theo hướng hàng hóa, an toàn sinh học, tạo sản phẩm có lợi thế về cạnh tranh.


Nuôi gà theo hướng an toàn sinh học cho hiệu quả cao ở Kiên Giang

Để từng bước chuyển hướng theo mô hình nuôi gia cầm nhỏ lẻ sang nuôi tập trung nhằm quản lý tốt dịch bệnh, nhất là dịch cúm gia cầm ở một số tỉnh, hiện nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang đã triển khai mô hình nuôi gà lai thương phẩm theo hướng an toàn sinh học.


Tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi

Trước tình trạng bệnh dịch đang diễn biến phức tạp, để vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh..., người chăn nuôi cần chú ý tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi.



Đề xuất