Buôn Ma Thuột – Đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

Buôn Ma Thuột – Đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
Một góc trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột hôm nay. Ảnh: Phạm Cường
Một góc trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột hôm nay. Ảnh: Phạm Cường
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm của tỉnh Đắk Lắk, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quốc phòng, an ninh của vùng Tây Nguyên. Buôn Ma Thuột là đầu mối giao thông toàn vùng với nhiều tiềm năng cho phát triển công nghiệp chế biến và cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Với kết cấu hạ tầng và hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật tương đối khá, Buôn Ma Thuột có điều kiện phát triển các khu đô thị mới và khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Từ những lợi thế đó, Buôn Ma Thuột được xác định sẽ là thành phố trung tâm cấp vùng về công nghiệp, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo và y tế, đồng thời là đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội giữa Tây Nguyên với miền Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung và trong quan hệ quốc tế.
Festival cà phê Buôn Ma Thuột được tổ chức định kỳ 2 năm một lần tại Buôn Ma Thuột đã trở thành thương hiệu riêng của thành phố. Ảnh: Phạm Cường
Festival cà phê Buôn Ma Thuột được tổ chức định kỳ 2 năm một lần tại Buôn Ma Thuột đã trở thành thương hiệu riêng của thành phố. Ảnh: Phạm Cường
Những năm qua, thành phố Buôn Ma Thuột đã có những bước phát triển, về cơ bản đạt các chỉ tiêu đề ra với tổng sản phẩm tăng bình quân 13,9%/năm; quy mô tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 18.852 tỷ đồng, gấp 2,04 lần so năm 2010; thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể, năm 2018 đạt 78 triệu đồng, tăng 3,17 lần so với năm 2009; tỷ lệ hộ nghèo trung bình 3 năm gần đây còn khoảng 2,3%...
Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên được xây dựng khang trang góp phần chăm sóc sức khỏe cho đồng bào trên địa bàn, vùng Tây Nguyên và hai nước Lào, Campuchia. Ảnh: Phạm Cường
Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên được xây dựng khang trang góp phần chăm sóc sức khỏe cho đồng bào trên địa bàn, vùng Tây Nguyên và hai nước Lào, Campuchia.  Ảnh: Phạm Cường
Các ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ đang dần giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế. Các công trình, dự án trọng điểm, hạ tầng giao thông đô thị được đầu tư và bước đầu thể hiện vai trò đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Cụ thể là các dự án: đường Đông - Tây, nâng cấp đường từ Quốc lộ 14 vào hồ du lịch sinh thái Ea Kao, hồ thủy lợi Ea Tam, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, nâng cấp cảng hàng không Buôn Ma Thuột…
Thành phố Buôn Ma Thuột chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ổn định và bền vững. Ảnh: Phạm Cường Đời sống vật chất và tinh thần của người dân sinh sống trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột ngày càng được cải thiện. Ảnh: Phạm Cường
Thành phố Buôn Ma Thuột chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ổn định và bền vững.  Ảnh: Phạm Cường
 
Thành phố Buôn Ma Thuột chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ổn định và bền vững. Ảnh: Phạm Cường Đời sống vật chất và tinh thần của người dân sinh sống trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột ngày càng được cải thiện. Ảnh: Phạm Cường
Đời sống vật chất và tinh thần của người dân sinh sống trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột ngày càng được cải thiện.  Ảnh: Phạm Cường
Lĩnh vực văn hóa - xã hội đã có nhiều tiến bộ, các chính sách xã hội được thực hiện tốt, đảm bảo an sinh xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Tiềm lực quốc phòng, an ninh của thành phố được tăng cường, nhờ đó an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo ổn định. Để xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thực sự là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk sẽ đề nghị Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về "Xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Bảo tàng thế giới cà phê - điểm nhấn kiến trúc giữa lòng thành phố Buôn Ma Thuột. Ảnh: Phạm Cường
Bảo tàng thế giới cà phê - điểm nhấn kiến trúc giữa lòng thành phố Buôn Ma Thuột.  Ảnh: Phạm Cường
MỘT SỐ MỤC TIÊU CỦA THÀNH PHỐ BUÔN MÊ THUỘT ĐẾN NĂM 2030:

+ Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân 13,5%/năm.

+ Cơ cấu kinh tế: ngành dịch vụ 66,62%, công nghiệp và xây dựng 30,38%, nông nghiệp 2,01% và tỷ trọng thuế sản phẩm từ trợ cấp sản phẩm đạt dưới 0,99%.

+ Tỷ lệ cây xanh công cộng đô thị tối thiểu 15 m2/người. Phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu...

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 75%, qua đào tạo nghề trên 55%.

+ Tỷ lệ thất nghiệp còn dưới 2%. Cơ bản không còn hộ nghèo.

Phạm Cường – Hạnh Nguyễn – Nguyễn Tuấn

Có thể bạn quan tâm