Bún gỏi dà – đậm đà hương vị Hậu Giang

Bún gỏi dà – đậm đà hương vị Hậu Giang
Từ các nguyên liệu làm gỏi cuốn như tôm, giá, bún, rau, thịt luộc, người ta không thái nhỏ để cuốn bánh tráng làm gỏi cuốn nữa mà biến tấu bằng cách cho tất cả nguyên liệu vào tô, chan nước dùng, hoặc nước chấm gỏi vào và ăn kiểu lùa (và) bún vào miệng như các loại bún bình thường khác. Người miền Tây quen gọi “và” thành “dà” và dần dần món ăn ngon này mặc định với tên Bún gỏi dà.
 
Ban đầu đặc sản này chính là món bún khô gỏi dà, nhưng hiện giờ, người ta đa số là dùng bún tươi. Hương vị của bún gỏi dà chủ yếu đến từ nước lèo có vị chua cay vị tương và nước dùng thanh ngọt với xương heo và nước me.
 

Đặc sản bún gỏi dà phải nấu chung với me, mới cho ra vị nước lèo chua chua ngọt ngọt ăn không ngán là vì vậy. Bạn có thể ăn bún gỏi già với các loại tép như tép bạc, tép lột, tôm sú lột thì là ngon nhất. Tất cả những con tép đỏ au sau đó đều được lột vỏ kỹ trông sẽ trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
 

Khi nấu bún gỏi dà bạn cần phải biết cách gia giảm, hài hòa các nguyên liệu với nhau để nước dùng vẫn trong, vẫn ngọt nhưng lại đậm đà. Bát bún gỏi dà còn hấp dẫn với tôm đỏ tươi, sườn non, thịt ba chỉ thái nhỏ, giá chần, nước lèo xâm xấp mặt cùng một ít rau xanh bên trên. Khi ăn cho ít tương xay, đậu phộng vào nữa là tuyệt cú mèo. Nước lèo đậm đà, thoang thoảng vị chua của me, cái béo bùi của tương xay đậu phộng làm bạn khó quên được hương vị.

Bún gỏi già chua ngọt có thể ăn ghém cùng với rau muống và bông chuối bào. Đặc biệt không thể thiếu hẹ và bát nước cốt mắm cá linh nguyên chất thơm và đậm đà.
Khánh Lan (Theo Langvietonline)
langvietonline.vn (Làng Văn hóa Du lịch Các dân tộc Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm