Bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội các tỉnh phía Nam sau 40 năm giải phóng

Bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội các tỉnh phía Nam sau 40 năm giải phóng
Trong bức tranh tổng thể về kinh tế - xã hội của các tỉnh phía Nam, Thành phố Hồ Chí Minh được xem là điểm nhấn, là động lực cho cả miền Trung, Tây Nguyên, ĐBSCL ... là đầu tàu kinh tế cả nước. 
 
Một góc Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay.
Một góc Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay. 

Năm 2014, GDP của thành phố chiếm hơn 20% cả nước, thu ngân sách và kim ngạch xuất khẩu chiếm 30% cả nước; thu nhập bình quân đầu người đạt 5.131 USD/người, dự kiến đến năm 2015 đạt 5.826 USD/người. Trên cơ sở những kết quả đạt được về kinh tế-xã hội của Thành phố trong 40 năm sau ngày thống nhất đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn 2025, với mục tiêu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học-công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á.
 

Đường xuống hầm Thủ Thiêm nối liền quận 1 và quân 2 phát triển đô thị hiện đại
 Đường xuống hầm Thủ Thiêm nối liền quận 1 và quân 2 phát triển đô thị hiện đại

Quy mô dân số Thành phố đến năm 2015 đạt 8,2 triệu người, đến năm 2020 đạt 9,2 triệu người và đến năm 2025  đạt 10 triệu người. Giải quyết việc làm từ năm 2015 đến năm 2020, mỗi năm phấn đấu tạo việc làm mới cho 120.000 - 125.000 lao động. Từ năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn dưới 4%. Đến năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh không còn hộ nghèo theo chuẩn có thu nhập bình quân 16 triệu đồng/người/năm.
 

Những công trình mối ven sông Sài Gòn
Những công trình mối ven sông Sài Gòn

Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, các vùng trọng điểm kinh tế ở miền Trung như: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nan, Quảng Ngãi, Bình Định với 4 khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế Nhơn Hội đã góp phần rất lớn cho tăng trưởng kinh tế cả nước. Các khu kinh tế trọng điểm miền Trung đã gắn liền với kinh tế biển đảo và du lịch ven biển. Tại các tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai,Kum Tum, Đắk Lắk, Đăk Nông và Lâm Đồng), với sự đầu tư của Nhà nước và nỗ lực của các địa phương, Tây Nguyên đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông, thủy lợi, bưu chính viễn thông. 

Đường cao tốc Long Thành-Dầu Giây nối các tỉnh miền Đông-Trung Nam bộ với Thành phố Hồ Chí Minh
Đường cao tốc Long Thành-Dầu Giây nối các tỉnh miền Đông-Trung Nam bộ với Thành phố Hồ Chí Minh

Hệ thống giao thông hình thành rộng khắp, với 3 sân bay, 10 tuyến quốc lộ, 59 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài trên 4.000km. Nhiều tuyến đường liên huyện, liên xã đã được nhựa hóa và cứng hoá. Trên 91% số xã đã có đường ô tô đến trung tâm đi được cả hai mùa; 98% số thôn buôn có điện lưới quốc gia; 100% số xã có trường tiểu học, trường mẫu giáo, trạm xá, phủ sóng phát thanh truyền hình và nối mạng thông tin viễn thông. 

Các tỉnh Tây Nguyên hiện có 3 Cảng Hàng không đang khai thác nhiều chuyến bay đến các thành phố lớn trong cả nước
Các tỉnh Tây Nguyên hiện có 3 Cảng Hàng không đang khai thác nhiều chuyến bay đến các thành phố lớn trong cả nước 


Kinh tế Tây Nguyên phát triển với tốc độ khá cao, tăng trưởng GDP bình quân từ 2001 đến nay duy trì ở mức 11,9%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển biến mạnh, hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh cây công nghiệp dài ngày, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, hiệu quả kinh tê cao.

Các tỉnh Tây Nguyên khai thác tốt tiềm năng cây công nghiệp, trong đó có cây cà phê
Các tỉnh Tây Nguyên khai thác tốt tiềm năng cây công nghiệp, trong đó có cây cà phê

Nhờ khai thác có hiệu quả tiềm năng, các tỉnh ĐBSCL và khu vưc Tây Nguyên đã đa dạng hóa được các mặt hàng xuất khẩu, vươn lên hàng đầu thế giới về xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực như: lúa gạo, thủy hải sản, cà phê, hồ tiêu… 

Chế biến thủy sản xuất khẩu luôn là thế mạnh của các tỉnh ĐBSCL
Chế biến thủy sản xuất khẩu luôn là thế mạnh của các tỉnh ĐBSCL
Thu hoạch lúa vụ hè thu ở Đồng bằng sông Cửu Long
Thu hoạch lúa vụ hè thu ở Đồng bằng sông  Cửu Long
Ngư dân các tỉnh duyên hải miền Trung đóng mới nhiều tàu đánh bắt hải sản xa bờ, góp phần giữ gìn, bảo vệ biển đảo quê hương
Ngư dân các tỉnh duyên hải miền Trung đóng mới nhiều tàu đánh bắt hải sản xa bờ, góp phần giữ gìn, bảo vệ biển đảo quê hương
Ngành công nghiệp khai thác dầu khí đang mang lại nguồn thu lớn cho đất nước
Ngành công nghiệp khai thác dầu khí đang mang lại nguồn thu lớn cho đất nước
Du lịch sinh thái miệt vườn ở ĐBSCL đang thu hút nhiều du khách tới thăm quan
Du lịch sinh thái miệt vườn ở ĐBSCL đang thu hút nhiều du khách tới thăm quan
Lễ hội đua voi ở Tây Nguyên
Lễ hội đua voi ở Tây Nguyên

Có thể bạn quan tâm