Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm việc tại tỉnh Đắk Nông

Ngày 6/4, Đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đắk Nông về công tác tư pháp, thi hành án dân sự trên địa bàn.

Bo truong Bo Tu phap Le Thanh Long lam viec tai tinh Dak Nong hinh anh 1Bộ trưởng Lê Thanh Long phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Hưng Thịnh – TTXVN

Tại buổi làm việc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười cho biết, thời gian qua, tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trong quý I/2023, tăng trưởng GRDP ước đạt 4,64%, tổng vốn đầu tư xã hội ước đạt trên 3.900 tỷ đồng, thu ngân sách ước đạt 820 tỷ đồng…

Đắk Nông luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt, kịp thời đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự. Qua thống kê, tỉnh đã rà soát hơn 350 văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành để sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp.

Năm 2022, toàn tỉnh đã tổ chức được gần 1.300 cuộc phổ biến pháp luật cho hơn 100.000 lượt người. Ngành tư pháp đã giải quyết một số lượng lớn hồ sơ trong lĩnh vực hộ tịch (khai sinh hơn 14.600 trường hợp, khai tử hơn 3.700 trường hợp, đăng ký kết hôn gần 7.000 cặp, cấp phiếu lý lịch tư pháp cho hơn 5.300 trường hợp), chứng thực hơn 430.000 bản sao, chữ ký, hợp đồng giao dịch…

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng công tác tư pháp và thi hành án dân sự của Đắk Nông vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Trong đó, một số địa phương, cơ quan chưa thực sự quan tâm đến công tác này. Một số nhiệm vụ công tác tư pháp ở địa phương còn chưa đổi mới, sáng tạo, chậm tháo gỡ khó khăn. Tình trạng đùn đẩy công việc cho ngành tư pháp vẫn thường xuyên diễn ra.

Bo truong Bo Tu phap Le Thanh Long lam viec tai tinh Dak Nong hinh anh 2Ông Hồ Văn Mười, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Hưng Thịnh – TTXVN

Tỉnh Đắk Nông đề nghị Bộ Tư pháp và các đơn vị trực thuộc hỗ trợ trong công tác tư pháp, thi hành án dân sự tại địa phương; đề nghị Trung ương bố trí thêm kinh phí để triển khai sâu rộng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tỉnh cũng đề nghị Bộ Tư pháp quan tâm, hướng dẫn một số nội dung liên quan tới việc giải thể các công ty lâm nghiệp và thanh lý, giải quyết các vấn đề liên quan tới liên doanh, liên kết; kiến nghị duy trì thanh tra Sở Tư pháp để giải quyết các vụ việc phức tạp, chuyên ngành tại địa phương...

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Lê Thành Long và đại diện lãnh đạo các đơn vị của Bộ Tư pháp ghi nhận, biểu dương những kết quả trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, đặc biệt là công tác tư pháp, thi hành án dân sự mà tỉnh đã đạt được thời gian qua.

Bộ trưởng Lê Thành Long đánh giá, công tác tư pháp, thi hành án dân sự ở Đắk Nông đã bám sát các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các vấn đề pháp lý liên quan; mong muốn các cơ quan, đơn vị nâng cao ý thức trách nhiệm, tránh đùn đẩy công việc, nhất là cho lực lượng tư pháp. Bộ trưởng Lê Thành Long cũng lưu ý ngành tư pháp phải nâng cao trách nhiệm trong quản lý Nhà nước liên quan đến các lĩnh vực hộ tịch, xử lý vi phạm hành chính... góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh.

Hưng Thịnh

Tin liên quan

Đắk Nông: Bố trí chỗ ở, đất sản xuất ổn định cho gần 5.500 hộ dân di cư không theo quy hoạch

Ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông vừa ký ban hành kế hoạch thực hiện Đề án ổn định dân di cư tự do (thường gọi là dân di cư không theo quy hoạch) trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2025. Theo đó, địa phương đặt mục tiêu ổn định cho gần 5.500 hộ dân, đến năm 2025 cơ bản không còn dân di cư không theo quy hoạch.


Trao tặng 10.000 lá cờ Tổ quốc cho huyện biên giới Tuy Đức (Đắk Nông)

Ngày 13/3, tại Đồn Biên phòng Tuy Đức, Báo Người Lao Động phối hợp với UBND tỉnh Đắk Nông và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức chương trình "Cờ Tổ quốc biên cương" (là một hợp phần của chương trình Tự hào Cờ Tổ quốc) tặng địa phương 10.000 lá cờ Tổ quốc.


Đắk Nông tập trung thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia

Việc triển khai ba Chương trình mục tiêu quốc gia (phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới) tại tỉnh Đắk Nông chậm so với kế hoạch. Nguyên do là còn vướng nhiều văn bản hướng dẫn và một số văn bản cụ thể các quy định với điều kiện đặc thù của tỉnh.



Đề xuất