Bình Phước nhiều công trình thủy lợi bị xuống cấp, hư hỏng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Phước cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 17 công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp và đang kiến nghị UBND tỉnh Bình Phước xem xét sửa chữa, nâng cấp nhằm đảm bảo an toàn cấp nước cho nhân dân với tổng mức đầu tư 146 tỷ đồng.

Binh Phuoc nhieu cong trinh thuy loi bi xuong cap, hu hong hinh anh 1 Hồ thủy lợi  đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Nguyễn Dũng - TTXVN

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Thanh Bình, đến nay, các công trình hồ đập thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã góp phần rất quan trọng trong cấp nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hầu hết các công trình đã được xây dựng từ lâu, có kết cấu đập đất. Có khoảng 30 công trình được xây dựng và đưa vào sử dụng trên 15 năm.

Một số công trình đã xuống cấp, mái đập bị xói lở, sạt, trượt; thân đập xuất hiện nhiều vết thấm lớn; mặt đập xuống cấp, xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi gây cản trở giao thông đi lại trong vùng; lòng hồ bị bồi lắng, không đảm bảo dung tích phục vụ trong mùa khô hàng năm, không đảm bảo an toàn khi tích nước trong mùa mưa lũ.

Ngoài ra, các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phần lớn nằm ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên việc tuyên truyền, vận động để thực hiện dự án cũng như bảo vệ công trình còn gặp nhiều khó khăn; lấn chiếm vẫn còn xảy ra và chưa có giải pháp xử lý triệt để; quản lý chưa được chú trọng….

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Thanh Bình cho biết, hàng năm việc quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi trên địa bàn được Sở phối hợp với các đơn vị quản lý công trình tiến hành kiểm tra các hồ, đập, công trình thủy lợi trước, trong và sau mùa mưa lũ.

Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị HĐND tỉnh, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm, xem xét đầu tư sửa chữa, nâng cấp và hiện đại hóa các công trình không đảm bảo dung tích phục vụ tưới, cấp nước trong mùa khô hàng năm và tiềm ấn nguy cơ không đảm bảo an toàn công trình khi tích nước trong mùa mưa lũ.

Bên cạnh đó, các đơn vị quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, các ngành và địa phương thực hiện tốt các quy định pháp luật về thủy lợi; thực hiện các hoạt động giáo dục, truyền thông để tuyên truyền, phố biến pháp luật, cơ chế, chính sách; thay đối thói quen, hành vi lạc hậu, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước, môi trường nông thôn; hướng dẫn người dân chủ động tích, trữ nước trong mùa khô hạn, ngập lụt...

Trong giai đoạn 2016 - 2021, tổng nguồn vốn thực hiện sửa chữa, nâng cấp các công trình đảm bảo an toàn hồ đập trên địa bàn tỉnh là 85 tỷ đồng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 73 công trình thủy lợi vừa và nhỏ; trong đó, có 62 hồ chứa vừa và nhỏ, 9 đập dâng, 1 trạm bơm và 1 hệ thống kênh sử dụng nước sau hồ thủy điện Cần Đơn. Riêng trong năm 2021, toàn tỉnh đã thực hiện khởi công và sửa chữa 19 công trình thủy lợi, trong đó khởi công xây dựng mới 13 công trình.

K GỬIH

Tin liên quan

Lâm Đồng: Xử lý dứt điểm, tổ chức cưỡng chế các công trình vi phạm tại hồ thủy lợi Próh

Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có thêm văn bản về việc xử lý vi phạm hành lang bảo vệ hồ thủy lợi Próh, huyện Đơn Dương. Theo đó, lãnh đạo UBND tỉnh giao UBND huyện Đơn Dương và các ngành, cơ quan đơn vị liên quan xử lý dứt điểm, tổ chức cưỡng chế theo thẩm quyền các công trình vi phạm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng chỉ đạo đơn vị quản lý hồ thủy lợi Próh làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân có liên quan.


Đảm bảo an toàn đập, thủy lợi Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ trước mùa lũ

Sáng 15/7, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội nghị Nâng cao công tác quản lý an toàn đập, công trình thủy lợi vùng Trung bộ, Tây nguyên và Đông Nam bộ với sự tham dự của các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi của 26 tỉnh, thành phố khu vực Trung bộ, Tây nguyên và Đông Nam Bộ.


Lâm Đồng: Chủ tịch UBND huyện Đơn Dương phải chịu trách nhiệm về việc hồ thủy lợi Próh bị xâm hại

UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành văn bản số 5123/UBND-TL, ngày 12/7, về việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành lang bảo vệ công trình hồ Próh, huyện Đơn Dương theo phản ánh của phóng viên TTXVN. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S chỉ đạo UBND huyện Đơn Dương xử lý dứt điểm vụ việc trên, nếu tiếp tục để xảy ra vi phạm, để báo chí phản ánh thì Chủ tịch UBND huyện phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác quản lý nhà nước tại địa phương.



Đề xuất