Bình Định: Bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch với nhiều phương án, giải pháp nhằm khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Binh Dinh: Bao ton gia tri van hoa cac dan toc thieu so gan voi phat trien du lich hinh anh 1Lễ hội chùa Ông Núi tại thị trấn Cát Tiến (huyện Phù Cát, Bình Định). Ảnh: baobinhdinh.vn

Theo báo cáo của Sở Văn hóa và Thể thao, đối với dự án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, năm 2022 và 2023, Trung ương phân bổ trên 22,5 tỷ đồng và ngân sách tỉnh đối ứng gần 1,7 tỷ đồng. Hiện tại, UBND tỉnh đã phân bổ danh mục chi tiết để UBND các huyện và Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch triển khai thực hiện 10 danh mục công trình văn hóa trên địa bàn.

Theo đó, năm 2022, tỉnh Bình Định đã thực hiện bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương, xây dựng sản phẩm du lịch; tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể, truyền dạy nghiệp vụ về du lịch cho nhiều đối tượng liên quan; hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, như cải tạo Nhà Văn hóa xuống cấp, xây dựng tường rào, cổng ngõ, nhà vệ sinh, sân bê tông tại các huyện Tây Sơn, An Lão, Hoài Ân, Vân Canh, Vĩnh Thạnh…

Để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Bình Định cũng ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức tới các tầng lớp nhân dân.

Trước mắt, tỉnh giao Sở Văn hóa và Thể thao kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Các địa phương tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa bàn để khai thác, xây dựng thành sản phẩm phát triển du lịch; đồng thời hỗ trợ Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú người dân tộc thiểu số trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những người kế cận.

Ngành Văn hóa phối hợp với các địa phương tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một như các hình thức sinh hoạt văn hóa, tập quán xã hội, nhạc cụ, kiến trúc truyền thống, trang phục truyền thống, các môn thể thao truyền thống... Ngành xây dựng mô hình trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa đặc thù các dân tộc thiểu số, mô hình bảo vệ văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số; mô hình xây dựng đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số; mô hình di sản kết nối, gắn với hành trình du lịch di sản để phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số có di sản tương đồng…

Các địa phương đã đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng nội dung xuất bản sách, đĩa phim tư liệu về văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số, cấp phát cho bà con. Một số địa phương đã gắn phát triển du lịch với phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Đống Đa ở Tây Sơn Bình Định, Lễ hội Chùa Ông núi ở huyện Phù Cát, Lễ hội Chùa Bà nước mặn hay Lễ hội làng rèn Tây Phương Danh, ở thị xã An Nhơn…

Sỹ Thắng

Tin liên quan

Lễ hội du lịch “Quy Nhơn - Thiên đường biển - Rực rỡ sắc màu”

Tối 29/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), UBND tỉnh Bình Định tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Bình Định năm 2023 với chủ đề “Quy Nhơn - Thiên đường biển - Rực rỡ sắc màu” nhằm chào mừng 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023) và hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2023.


Bình Định tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật kích cầu du lịch

Tối 1/11, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Sở Du lịch Bình Định phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao,Sở Khoa học và Công nghệ, UBND thành phố Quy Nhơn tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật đường phố, thể thao và trải nghiệm, biểu diễn khoa học nhằm góp phần tạo điểm nhấn, thu hút du khách đến với Quy Nhơn trong những tháng cuối năm 2022 và những năm tiếp theo.


Bình Định – Điểm đến du lịch biển

Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có 134 km bờ biển trải dọc phía Đông của tỉnh với gần một nửa số huyện, thành phố giáp biển, được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh và bãi biển đẹp. Nơi đây có nhiều đảo, bãi tắm lớn, nhỏ như Quy Nhơn, Ghềnh Ráng, Bãi Dài, Nhơn Lý, Eo Gió...


Phát huy tiềm năng du lịch vùng đất địa linh nhân kiệt Tây Sơn, Bình Định

Huyện Tây Sơn (Bình Định) hiện có 20 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, trong đó có hai di tích cấp quốc gia đặc biệt và 7 danh thắng liên quan đến triều đại nhà Tây Sơn gắn liền với tên tuổi người Anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ. Do vậy, Tây Sơn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh gắn với văn hóa của vùng đất võ hào hùng.


Eo Gió – Vẻ đẹp yên bình

Thuộc địa bàn xã Nhơn Lý, cách thành phố Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 20 km, Eo Gió thu hút đông đảo du khách mỗi khi có dịp đến với một trong những thành phố có bờ biển đẹp nhất Nam Trung Bộ.


Làng trồng bí đao khổng lồ chuyển hướng làm du lịch cộng đồng

Vốn nổi tiếng từ lâu với sản phẩm bí đao khổng lồ, nhưng người dân làng Chánh Trạch 1 (Mỹ Thọ, Phù Mỹ, Bình Định) vẫn gặp khó khăn trong việc thu lợi nhuận từ sản phẩm độc đáo này. Hiện nay, một số gia đình đã có những chuyển đổi trong cách thức trồng, chăm sóc, chế biến để gắn việc gìn giữ giống bí đao khổng lồ với các tour du lịch cộng đồng.


Tháp Bánh ít - Kiệt tác kiến trúc của người Chăm

Tháp Bánh Ít là một trong bảy cụm tháp Chăm còn lại ở tỉnh Bình Định hiện nay. Đây là cụm di tích có số lượng tháp khá lớn, kiến trúc đặc sắc, mang nhiều giá trị văn hóa độc đáo, là công trình tuyệt đẹp mà người Chăm xưa để lại trên đất Đồ Bàn.



Đề xuất