Kinh tế biển nhìn từ huyện đảo Cô Tô

Kinh tế biển nhìn từ huyện đảo Cô Tô
Mùa sứa tại vùng biển huyện Cô Tô kéo dài khoảng 3 tháng, đem lại thu nhập cho người lao động tại các xưởng chế biến từ 10 - 20 triệu đồng/người
Mùa sứa tại vùng biển huyện Cô Tô kéo dài khoảng 3 tháng, đem lại thu nhập cho người lao động tại các xưởng chế biến từ 10 - 20 triệu đồng/người 

Đóng gói hải sản sau khi chế biến tại huyện đảo Cô Tô
Đóng gói hải sản sau khi chế biến tại huyện đảo Cô Tô

Đến nay, huyện đã quy hoạch 285 ha diện tích bãi triều, có hơn 400 tàu thuyền khai thác ngoài khơi và ven bờ. Để hiện đại hóa ngành thủy sản, Cô Tô đã vận dụng tốt Nghị định số 67/2014/NĐCP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Theo đó, người dân khi đóng mới tàu dịch vụ hậu cần vỏ thép khai thác hải sản xa bờ sẽ được hỗ trợ vay tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm.

Nước mắm được chế biến từ cá đánh bắt ở vùng biển Cô Tô đã trở thành thương hiệu uy tín và chất lượng
Nước mắm được chế biến từ cá đánh bắt ở vùng biển Cô Tô đã trở thành thương hiệu uy tín và chất lượng

Thủy hải sản được vận chuyển từ tàu thuyền của ngư dân lên các điểm thu mua, chế biến ở huyện đảo Cô Tô
Thủy hải sản được vận chuyển từ tàu thuyền của ngư dân lên các điểm thu mua, chế biến ở huyện đảo Cô Tô 

Từ nay đến 2020, Cô Tô phấn đấu phát triển toàn diện ngành thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, kết hợp bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái; duy trì tổng sản lượng khai thác từ 8.000 - 10.000 tấn/năm, mỗi năm giá trị gia tăng đạt 160 - 170 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12 - 13%/năm.
Trung Nguyên

Có thể bạn quan tâm