![]() |
Cà phê thu hái về do mưa lớn không thể phơi được. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN |
Còn anh Nguyễn Văn Long, ở xã vùng sâu Phú Xuân (huyện Krông Năng) than thở, thời tiết năm nay khắc nghiệt quá, tầm này năm ngoái gia đình đã thu xong 3 ha cà phê rồi, thế mà năm nay do mưa quá nên chỉ mới thu được 1 ha, còn 2 ha chờ mưa tạnh mới thu hoạch. Đợi mãi không thấy hết mưa, đành phải thuê nhân công với giá khá cao (210.000 đồng/ngày bao cơm trưa) mặc áo mưa để thu hoạch cà phê.
![]() |
Người dân huyện Ea Kar dầm mưa thu hái cà phê. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
|
Cũng do thời tiết bất lợi, phần lớn các nông hộ sau thu hoạch đều bán cà phê quả tươi cho các đại lý, với giá từ 9.200 đến 9.700 đồng/kg, tăng hơn niên vụ trước từ 2.200 đến 2.700 đồng/kg. Theo anh Y Hoang M’lô, mặc dù chịu thiệt một ít nhưng đỡ công phơi sấy, nếu không phơi sấy tốt cà phê dễ bị thâm đen khó bán còn bị thiệt hại nhiều hơn.
![]() |
: Cà phê thu hái về do mưa lớn không thể phơi được phải đóng thành từng bao. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN |
Các ngành chức năng ở tỉnh Đắk Lắk cũng hướng dẫn các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê cà phê sau khi thu hoạch xong khi trời mưa không được ủ, không được để nguyên cà phê quả tươi trong bao tải mà chế biến biến ngay bằng hình chế biến ướt, hoặc xát dập để sấy khô. Nếu các nông hộ không có điều kiện chế biến ướt thì che bạt phơi trên nền xi măng, nền gạch, sấy để đảm bảo chất lượng cà phê nhân.
Tỉnh Đắk Lắk có trên 203.000 ha cà phê; trong đó, có trên 192.500 ha kinh doanh cho thu hoạch dự kiến đạt sản lượng trên 453.000 tấn cà phê nhân. Đây cũng là địa phương có diện tích, sản lượng cà phê nhân nhiều nhất nước./.