Bỉ ra mắt hai chiếc máy bay điện đầu tiên

Theo phóng viên Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) tại Brussels, ngày 19/12, Tập đoàn hàng không ASL của Bỉ (có trụ sở tại tỉnh Limburg) đã giới thiệu loại máy bay mới của tập đoàn này gồm 2 chiếc máy bay điện 2 chỗ ngồi hạng nhẹ Velis Electro do hãng Pipistrel sản xuất. Đây là 2 chiếc máy bay điện đầu tiên của Bỉ và là những chiếc máy bay điện duy nhất được chứng nhận trên thế giới. Dự kiến, những máy bay trên sẽ được sử dụng để đào tạo phi công.

Bi ra mat hai chiec may bay dien dau tien hinh anh 1Máy bay điện 2 chỗ ngồi hạng nhẹ Velis Electro do hãng Pipistrel sản xuất. Ảnh: pipistrel-aircraft.com

Ông Philippe Bodson, Chủ tịch của ASL cho biết chi phí cho mỗi máy bay điện là gần 200.000 euro (224.000 USD). Ông nhấn mạnh chi phí như vậy là khá đắt đối với một chiếc máy bay nhỏ với công dụng hạn chế, tuy nhiên tập đoàn này muốn đi đầu trong các công nghệ bền vững và sẽ mở rộng quan hệ đối tác theo hướng này trong những năm tới. Ông Bodson cho biết thêm: "Tôi tin rằng trong 5 năm tới, chúng tôi sẽ có 100% máy bay điện, có thể di chuyển 500 km với khoảng 10 hành khách trên máy bay. Đây sẽ là những chuyến bay an toàn vì các yêu cầu về độ an toàn đối với những máy bay trên rất cao".

Tập đoàn ASL cùng ngày đã chính thức khánh thành một nhà ga hàng không thương mại ở rìa đường băng sân bay Liège-Bierset. Với vốn đầu tư 7 triệu euro, dự án này được cho là sẽ tạo ra 10 việc làm trực tiếp.

Việc xây dựng nhà ga trên nằm trong kế hoạch của ASL phát triển các chuyến bay tư nhân từ sân bay Liège. Theo ông Bodson, ASL đã vận hành các máy bay từ 7 sân bay của Bỉ và Hà Lan, nhưng Liège chắc chắn sẽ là một trong những trung tâm quan trọng nhất của tập đoàn này. Sân bay trên dự kiến sẽ mở cửa 24/7, và được đánh giá sẽ rất hiệu quả trong thực hiện các chuyến bay hỗ trợ khẩn cấp, các chuyến bay vì mục đích y tế hoặc nhân đạo.

Hương Giang

Tin liên quan

Phát minh vật liệu giúp sản xuất điện trong cơ thể người

Ngày 6/7, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Tel Aviv (Israel) đã công bố một loại vật liệu nano có thể “bắt” các bộ phận trong cơ thể sản xuất ra dòng điện, hứa hẹn ứng dụng cho rất nhiều mục đích trong y học và đời sống.


Hành trình xe điện truyền cảm hứng bảo vệ môi trường

Nếu một người có thể dùng xe điện để đi từ đầu này đến đầu kia của Trái Đất, thì không có lý gì xe điện lại không thể phục vụ nhu cầu đi lại hằng ngày. Đây là thông điệp mà anh Wieber Wakker, một người Hà Lan, muốn truyền tải bằng hành trình "vô tiền khoáng hậu" chinh phục 95.000 km từ châu lục này tới châu lục khác bằng xe điện để thúc đẩy nhận thức bảo vệ môi trường. Ngày 7/4, hành trình lịch sử của anh đã kết thúc ở thành phố Sydney (Xít-ni), Australia.



Đề xuất