Bệnh lao ở trẻ em có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm

Trẻ em khi sinh ra đều được tiêm vaccine phòng bệnh lao, nhưng trên thực tế vẫn có một số trẻ em bị nhiễm bệnh, có thể do trẻ bị bỏ sót không tiêm chủng. Bệnh lao ở trẻ em, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: mù lòa, động kinh, teo cơ, bại liệt, gù vẹo cột sống… ảnh hướng lớn đến sức khỏe và tương lai của trẻ. Vì vậy, cần lưu ý phát hiện, chẩn đoán bệnh lao ở trẻ em để điều trị kịp thời.

Benh lao o tre em co the gay ra cac bien chung nguy hiem hinh anh 1 Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng lao cho trẻ sơ sinh tại Banda Aceh, Indonesia ngày 15/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại các nước có gánh nặng bệnh lao cao, trẻ em mắc lao chiếm 10-11% tổng số những trường hợp bệnh lao mới mắc hàng năm. Số trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh lao tăng chậm, khoảng 1.700 trường hợp mỗi năm, từ năm 2015 đến 2018.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 2017 có một triệu trẻ em bị mắc lao, gần 650 trẻ em chết vì bệnh lao mỗi ngày, trong đó 80% là trước khi đến sinh nhật lần thứ 5. Trong năm 2017, có 87% trường hợp mắc lao mới, được phát hiện ở 30 quốc gia có gánh nặng cao, 2/3 trong số này đến từ các quốc gia thuộc khu vực Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Tổ chức Y tế thế giới cũng ước tính, có khoảng 9% trẻ em dưới 15 tuổi ở Việt Nam mắc lao (khoảng 10.800 bệnh nhân) vào năm 2015.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Giám đốc Chương trình chống Lao Quốc gia cho biết, bệnh lao ở trẻ em là một bệnh khó vì các triệu chứng lâm sàng ở trẻ em không rõ ràng, trẻ cũng chưa nhận thức được tình trạng bệnh lý của mình. Bên cạnh đó, số vi khuẩn ở trẻ em mắc lao ít, dẫn đến việc chẩn đoán khó khăn; đôi khi chính các bác sĩ cũng không nghĩ rằng có lao ở trẻ em.

Giám đốc Chương trình Chống lao Quốc gia cũng nhấn mạnh, để tiến tới thanh toán lao ở trẻ em, cần giải quyết hai vấn đề. Về kỹ thuật chuẩn đoán ở trẻ em sẽ không quá phụ thuộc vào chuẩn đoán vi khuẩn. Do đó, trong hướng dẫn mới khuyến cáo 3 dấu hiệu: Có triệu chứng lâm sàng như lao, có tiền sử tiếp xúc với người bệnh lao trong vòng một năm, có bất thường trên phim X-quang phổi nghi lao. “Chỉ cần hai trong ba dấu hiệu đó là phải nghĩ đến bệnh lao”, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương, bệnh lao ở trẻ em khó nhận biết bởi biểu hiện thường giống với các bệnh hô hấp thông thường khác với như ho sốt, về chiều sốt thất thường, ăn kém, ra mồ hôi trộm, gầy sút cân, không tăng cân. Những bệnh nhi này khi đã được điều trị theo các biện pháp khác, ví dụ điều trị không đáp ứng với kháng sinh, khỏi nhưng tái phát nhanh, hoặc không khỏi... thì có thể nghĩ đến triệu chứng của bệnh lao. Các thể lao thường gặp ở trẻ nhỏ, đa số là lao sơ nhiễm và các thể lao sau sơ nhiễm như lao phổi, lao hạch, lao màng não, lao kê…

Các bác sĩ lưu ý, khi trong gia đình có người mắc lao cần cách ly, không tiếp xúc gần với trẻ. Khi trẻ có triệu chứng nghi bị lao (ho sốt kéo dài, sút cân hoặc không lên cân, ra mồ hôi trộm...) cần đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị.

PV

Tin liên quan

Bệnh lao xương khớp: Xin đừng chủ quan

Lao xương khớp là bệnh của hệ thống xương khớp do vi khuẩn lao gây ra. Đây được coi là bệnh lao thứ phát do vi khuẩn lao từ phổi hoặc hệ tiêu hóa đi theo đường máu hoặc bạch huyết đến khu trú tại một bộ phận nào đó trong hệ xương khớp gây ra bệnh.


Chủ nhiệm Chương trình chống Lao Quốc gia: Chống Lao phải như phòng, chống COVID-19

Chống Lao phải như phòng, chống COVID-19. Đây là khẳng định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình chống Lao Quốc gia khi nói đến ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến công tác phòng, chống Lao trên thế giới nói chung, cũng như tại Việt Nam. Theo Chủ nhiệm Chương trình chống Lao Quốc gia, kể từ khi được công bố là "Đại dịch toàn cầu" bởi Tổ chức Y tế thế giới WHO vào cuối tháng 1/2020, COVID-19 đã có tác động tiêu cực lớn đến sự phát triển của toàn xã hội, không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới.


Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương: "Hãy chậm lại một chút để tất cả được an toàn"

Trước những nguy cơ của đợt dịch COVID – 19 mới với nguồn lây nhiễm chủ yếu từ tâm dịch Đà Nẵng, khi Hà Nội có gần 90.000 người từ Đà Nẵng trở về, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương đã bày tỏ lo lắng khi người dân vẫn còn chủ quan. Ông nhắn nhủ người dân "Hãy chậm lại một chút để tất cả được an toàn".



Đề xuất