Bê thui Cầu Mống

Bê thui Cầu Mống
Bê thui Cầu Mống ảnh 1
Bê thui trên lò than hoa và phải quay liên tục cho bê chín đều.
Theo kinh nghiệm của các nghệ nhân ẩm thực xứ Quảng, để làm được món bê thui Cầu Mống đúng điệu phải sử dụng con bê nặng không quá 30kg và các loại rau đặc sản ăn kèm của vùng quê sông nước Quảng Nam như tía tô, ngổ, thơm, xà lách, cải non, khế chua, chuối chát, rau húng, rau quế, giá…
Bê thui Cầu Mống ảnh 2
Những miếng thịt bê chín tới được thái mỏng để ăn kèm với các loại rau sống.
Bê chọn thui độ 30kg – 35kg thịt không bị nhão. Sau khi làm sạch lông, bỏ lòng, dùng dây thép khâu kín bụng rồi lấy thanh sắt dài xỏ dọc thân. Tiếp đó gác bê ngang ngọn lửa than để thui. Kỹ thuật thui bê được coi là ngón nghề bí truyền. Ngày trước người ta thường thui bê bằng củi cây dâu, còn ngày nay chủ yếu thui bằng than hoa. Khi thui, người ta phải chú ý canh lửa cho thật đều tay để cả con bê vừa chín tới, thịt tái mềm. Thịt bê thui đạt yêu cầu phải có đủ hai tầng thị tái, chín rõ rệt. Phần bì chín tới độ trong suốt giòn mềm. Miếng thịt bê mang lên chế biến cho khách phải còn màu hồng đỏ tươi, hơi tái một tý, khi ăn mới cảm nhận được vị ngon ngọt.
Bê thui Cầu Mống ảnh 3
Thịt bê thui được bày ra đĩa trông rất ngon mắt.
Bê thui Cầu Mống ảnh 4
Thịt bê thui được quấn bánh tráng và ăn kèm với các loại rau sống.
Bê thui xong được xẻ thịt thành từng tảng lớn treo trong tủ kính. Thực khách vào ăn, đầu bếp lấy tảng thịt bê xắt từng lát mỏng xếp vào đĩa mang ra bàn. Thịt bê cuốn cùng bánh tráng và rau sống, chấm mắm cá cơm được pha chế với nhiều loại gia vị nên có dư vị đậm đà ngon ngọt khó quên.
Bê thui Cầu Mống ảnh 5
Thịt bê thui Cầu Mống là món ăn trứ danh của người xứ Quảng.
Tiếng lành đồn xa, ngày nay, món bê thui Cầu Mống đã có mặt ở nhiều địa phương trên cả nước và trở thành món ẩm thực hấp dẫn thực khách.

Bài: Vĩnh Hưng - Ảnh: Nguyễn Quyền (Theo vietnam.vnanet.vn)

Có thể bạn quan tâm