Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An

Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người dân tộc Thái ở bản Mác, xã Thạch Giám, huyện Tương Dương (Nghệ An). Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người dân tộc Thái ở bản Mác, xã Thạch Giám, huyện Tương Dương (Nghệ An). Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN

Thông qua ngân sách địa phương, từ năm 2016 đến tháng 11/2018, các huyện trong tỉnh đã tổ chức được 12 lớp chữ viết dân tộc Thái cho 435 học viên, 2 lớp phổ biến chữ dân tộc Mông cho 90 học viên; hỗ trợ bảo tồn và phát triển 4 câu lạc bộ dân ca, dân nhạc, dân vũ với 160 học viên; 5 lớp sản xuất nhạc cụ, khí cụ các dân tộc thiểu số cho 180 học viên.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chiếm 83% diện tích của Nghệ An, chiếm 41% dân số với 5 dân tộc là Thái, Thổ, Khơ – mú, Mông, Ơ Đu. Tại các vùng dân tộc thiểu số, việc bảo tồn, phát triển văn hóa đang gặp nhiều khó khăn do địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn; kinh tế-xã hội thấp kém; nhiều hủ tục, tập tục lạc hậu đang tồn tại và chi phối…

Khắc phục tình trạng trên, cùng với thực hiện các giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển có hiệu quả văn hóa các dân tộc thiểu số, tỉnh Nghệ An sẽ bổ sung ngân sách đầu tư xây dựng nhà bảo tàng dân tộc ở tỉnh và trung tâm văn hóa ở các huyện miền núi để phục chế, khôi phục, bảo quản, quản lý, bảo tồn, giới thiệu các loại hình văn hóa của các dân tộc thiểu số trong tỉnh; mỗi năm một lần tổ chức thi sáng tác các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ của các dân tộc thiểu số.
Nguyễn Văn Nhật

Có thể bạn quan tâm