Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Tây Nguyên

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Tây Nguyên

Ngành Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã sưu tầm, thống kê được 215 sử thi Êđê, Mnông, góp phần quan trọng trong việc công bố 75 bộ sử thi của đồng bào dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên. Tỉnh thống kê danh mục gần 70 lễ hội truyền thống của các dân tộc Êđê, Mnông thuộc hệ thống nghi lễ, lễ hội vòng đời người và nghi lễ, lễ hội nông nghiệp; đồng thời tổ chức, phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc, như: nghi lễ cúng bến nước, cúng sức khỏe cho voi, cúng vào nhà mới, ăn cơm mới, lễ cúng sức khoẻ, lễ cưới truyền thống… 

Những pho tượng gỗ thể hiện cuộc sống, con người nơi núi rừng của đồng bào Tây Nguyên được bài trí tại vườn tượng Khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ (Kon Tum). Ảnh: Dương Giang - TTXVN
 Những pho tượng gỗ thể hiện cuộc sống, con người nơi núi rừng của đồng bào Tây Nguyên được bài trí tại vườn tượng Khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ (Kon Tum). Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Tỉnh sưu tầm, ghi chép, biên tập trên 16.700 trang truyện cổ Êđê, Mnông, biên dịch xuất bản 20 tập truyện cổ Êđê, Mnông, một số bộ sách song ngữ Việt- Êđê, Việt- Mnông về luật tục Êđê, luật tục Mnông, lời nói vần của đồng bào Êđê, Mnông… Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có trên 9.224 nghệ nhân là đồng bào dân tộc Êđê, Mnông hát kể sử thi, diễn tấu, truyền dạy cồng chiêng, chế tác nhạc cụ dân tộc, nghệ nhân tạc tượng… Trong tổng số 608 buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, trên 40% buôn còn giữ được nét sinh hoạt văn hóa cổ truyền, 2.608 ngôi nhà dài truyền thống, 2.307 dàn cồng chiêng, với 220 bến nước… 

Pho tượng gỗ “anh em” được đặt tại Khu du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng Ko Tam (Đắk Lắk). Ảnh: Dương Giang - TTXVN
 Pho tượng gỗ “anh em” được đặt tại Khu du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng Ko Tam (Đắk Lắk). Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Các cơ quan chức năng của Đắk Lắk đã phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam, các nhà nghiên cứu khoa học trong, ngoài nước khai quật hàng chục di chỉ khảo cổ của người tiền sử trên địa bàn, sưu tầm hàng ngàn công cụ lao động, nhạc cụ, đồ trang sức, gốm, sắt, đồng, như: cuốc, bàn mài, vòng đeo tay, chuỗi hạt, trống đồng… Các hiện vật khai quật trên đều có niên đại từ 2.500 đến 3.000 năm. Bảo tàng tỉnh lưu giữ hơn 10.000 hiện vật có giá trị và hàng ngàn phim ảnh về văn hóa dân tộc, lịch sử, đa dạng sinh học phục vụ hàng triệu lượt khách tham quan, nghiên cứu. 

Những pho tượng gỗ mang đường nét và lối điêu khắc độc đáo được tạo nên bởi những đôi bàn tay tài hoa của đồng bào Tây Nguyên. Ảnh: Dương Giang - TTXVN
 Những pho tượng gỗ mang đường nét và lối điêu khắc độc đáo được tạo nên bởi những đôi bàn tay tài hoa của đồng bào Tây Nguyên. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Tỉnh biên tập, in, phát hành bản tin, Tập san Văn hóa Thể thao, Du lịch Đắk Lắk song ngữ Việt, Êđê, với hàng chục ngàn cuốn mỗi năm phát hành rộng rãi đến các xã, thôn, buôn. Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh có trang Văn hóa và chương trình tiếng Êđê, Mnông, góp phần thực hiện tốt công tác bảo tồn chữ viết, tiếng nói… của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. 

Những pho tượng gỗ mang đường nét và lối điêu khắc độc đáo được tạo nên bởi những đôi bàn tay tài hoa của đồng bào Tây Nguyên. Ảnh: Dương Giang - TTXVN
Những pho tượng gỗ mang đường nét và lối điêu khắc độc đáo được tạo nên bởi những đôi bàn tay tài hoa của đồng bào Tây Nguyên. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Bên cạnh việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, tỉnh Đắk Lắk tăng cường tuyên truyền, ngăn chặn, bài trừ các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội, sản phẩm văn hóa độc hại thâm nhập vào đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, như: tục nối dây, người chết để lâu trong nhà, tục tảo hôn, mê tín dị đoan, ma tuý, cờ bạc… 

Hiện Đắk Lắk đang kiểm kê các di sản văn hóa tiêu biểu của đồng bào các dân tộc thiểu số, hỗ trợ bảo tồn khẩn cấp, phát triển đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số ít người (dưới 10.000 người), ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ là con em người dân tộc thiểu số tại chỗ làm công tác văn hóa, từng bước phát huy các thiết chế văn hóa cơ sở nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn…/. 

TTXVN

Có thể bạn quan tâm